0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Công nghệ và thiết bị phục vụ khâu bảo quản và chế biến nông lâm sản

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN TRONG NÔNG NGHIỆP (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NGHỆ AN (Trang 61 -61 )

lâm sản

Trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá hiện nay, khâu bảo quản và chế biến nông sản chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó không chỉ làm tăng giá trị nông sản, tăng thu nhập cho nông dân mà còn đóng góp đáng kể cho việc giảm tỷ lệ hư hao nông sản hiện rất lớn trong sản xuất hiện nay ( từ 5-15%), tạo được nhiều công ăn việc làm mới, tích cực đóng góp cho quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng như chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Thực trạng trình độ công nghệ bảo quản và chế biến nông sản ở nước ta hiện nay đang ở mức rất thấp.

Về làm khô, bảo quản hạt lương thực (lúa, ngô, đậu đỗ): Với tổng khối lượng lúa hàng năm thu hoạch trên 1,2 triệu tấn, khâu làm khô dựa vào ánh sáng mặt trời. Lúa được trải ra trên sân với bề dày 5 ÷ 6 cm; định kỳ đảo trộn nhằm tăng tốc độ bay ẩm. Thời gian phơi phụ thuộc vào giờ nắng, cường độ nắng. Cùng với khâu làm khô lúa, các khâu làm khô cho nông - lâm - thủy sản khác cũng được Tỉnh quan tâm hỗ trợ, do đó các thành phần kinh tế đã trang bị 510 máy sấy, tính bình quân 0,28 máy/100 ha đất trồng cây hàng năm. So sánh với các Tỉnh trong vùng, số lượng máy sấy được trang bị tính bình quân trên 100 ha là cao. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là thời kỳ thu hoạch mưa nhiều, thiếu phương tiện làm khô, do đó hao hụt lớn. Phương tiện bảo quản, cất giữ nông sản ở trong dân còn thô sơ (hòm gỗ, thung phuy, chum, vại, v.v…) nên mức tổn thất cao.

Các máy sấy sử dụng ở hộ gia đình có kết cấu chưa thật phù hợp, hiệu suất thu hồi nhiệt còn thấp, chi phí năng lượng riêng tăng. Một số máy sấy

57

tĩnh hoạt động chưa ổn định, đặc biệt là bộ phận quạt cân bằng chưa tốt, khi vận hành còn kêu rung do chất lượng chế tạo, lắp ráp kém.

Về công nghệ làm khô, đây cũng là công đoạn trong bảo quản - sơ chế nông sản và có nhu cầu lớn cho hầu hết các loại nông sản hiện nay. Khí hậu ở khu vực miền núi phía Bắc thường có độ ẩm cao, mùa mưa kéo dài vì vậy nếu không được làm khô kịp thời, tỷ lệ nông sản hư hỏng sẽ rất lớn. Ngoài phương pháp làm khô truyền thống là phơi nắng, gác bếp, hiện nay đã có một số công nghệ và thiết bị sấy nông sản được chuyển giao ứng dụng trong sản xuất như các loại máy sấy hạt nông sản (lúa, ngô, đậu đỗ, cà phê) theo nguyên lý sấy tĩnh, năng suất từ 1,0 đến 3-4 tấn/mẻ sử dụng nguyên liệu tại chỗ như củi gỗ, than đá, than cám, chi phí khoảng 200-300 đ/kg thành phẩm. Đối với các sản phẩm cây công nghiệp như chè, tinh bột sắn cũng đã có những công nghệ và thiết bị sấy có trình độ công nghệ tương đối tiên tiến như sấy gián tiếp có hồi lưu tác nhân sấy, sấy thùng quay, sấy khí động. Gần đây Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đang phát triển ứng dụng mẫu lò đốt tầng sôi sử dụng các phế phụ phẩm trong nông nghiệp như vỏ trấu, mùn cưa, vỏ cà phê làm nhiên liệu để cung cấp năng lượng cho các thiết bị sấy, vừa hạ giá thành, vừa giải quyết được vấn đề vệ sinh môi trường trong nông nghiệp.

Về chế biến nông sản, đây là một lĩnh vực rất đa dạng và có hàm lượng công nghệ cao nhất trong sản xuất nông nghiệp. Nông sản cần chế biến ở Nghệ An đa dạng và phong phú Nhìn tổng quát, khâu chế biến nông - lâm - thủy sản chưa được các thành phần kinh tế quan tâm đúng mức. Việc đầu tư trang bị công nghệ, thiết bị chế biến qui mô nhỏ còn lạc hậu. Nguyên nhân chủ yếu là chưa giải quyết thỏa đáng mâu thuẫn giữa sản xuất và chế biến. Đó là mâu thuẫn giữa việc tích tụ ruộng đất, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Về số lượng: Tính bình quân trên 100 hộ nông nghiệp là khá cao.

Đối với lúa gạo các thiết bị chế biến như máy xay sát, máy nghiền bột chỉ tập trung phát triển chủ yếu ở các điểm đông dân cư như thị xã, thị trấn, thị tứ với các mẫu máy xay xát tương đối phổ biến hiện nay do trong nước chế tạo như VINAPRO, VIKYNO, Thành Lợi, Hùng Cường... với thế hệ công nghệ

58

mới sử dụng cặp lô cao su hoặc một số nơi có qui mô nhỏ hơn trang bị các máy xay xát cỡ nhỏ của các nhà máy cơ khí lương thực, cơ khí nông nghiệp cấp tỉnh thế hệ cũ với một lô gang. Còn ở vùng nông thôn hẻo lánh, vùng sâu vùng xa, các bà con dân tộc vẫn sử dụng các công cụ xay-giã truyền thống bằng sức người hoặc sức nước. Đối với chế biến ngô, một phần lớn sản lượng ngô được chuyển về các tỉnh đồng bằng làm nguyên liệu chế biến hoặc được chế biến thành thức ăn chăn nuôi tại chỗ thông qua các công nghệ và thiết bị chế biến đơn lẻ hoặc đồng bộ với các qui mô khác nhau( đề cập ở phần sau). Còn ở các vùng mà ngô là lương thực chính cho đồng bào dân tộc thì hầu như chưa có được các công nghệ chế biến mớ, vẫn sử dụng các công cụ truyền thống để xay, nghiền ngô hạt thành “mèn mén” phục vụ bữa ăn hàng ngày cho đồng bào dân tộc vùng cao.

Nghệ An có mức đầu tư, trang bị máy móc chế biến quy mô nhỏ (máy riêng lẻ) là khá cao. Bình quân trên 100 hộ nông nghiệp từ 0,3 ÷ 2 chiếc.

Sản phẩm chế biến: + Xay xát lúa gạo; + Sản xuất bánh đa;

+ Các mặt hàng khác: đồ gỗ nội thất, đồ mỹ nghệ. Ngoài số lượng máy móc (đơn chiếc) được đầu tư của các thành phần kinh tế, Nghệ An đã xây dựng nhiều nhà máy chế biến quy mô trung bình và lớn: bao gồm; chế biến chè, cây công nghiệp lâu năm như: cà phê, cao su; cây hàng năm chế biến mía đường: tinh bột sắn, dầu thực vật; chế biến lâm sản.

Nhìn chung, cơ giới hoá khâu chế biến ở Nghệ An còn nhiều bất cập: xay xát lúa gạo, chế biến sắn, chè, cà phê, v.v… thiết bị - công nghệ vẫn là qui mô nhỏ (trừ mía đường), máy móc lạc hậu. Ngoài ra, do bảo quản kém, kèm theo sự tổn thất về số lượng, còn sụt giảm về chất lượng: do nhiễm aflatoxin, mối mọt, giá hạt thương phẩm bị giảm.

Về chế biến chè. Theo tài liệu của Sở NN & PTNT, đến 2008 toàn Tỉnh có 6 dây chuyền chế biến chè đen, trong đó có 5 dây chuyền chế biến chè đen cánh nhỏ tổng công suất 60tấn/ngày và một dây chuyền chế biến chè đen cánh to công suất 18 tấn/ngày.

59

Công nghệ chế biến chè xanh: Với mức độ đầu tư, trang bị chế biến chè xanh quy mô nhỏ ở Nghệ An năng suất đạt khoảng 240 ÷ 250 tấn búp tươi/ngày. Chế biến quy mô nhỏ mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần giảm nghèo. Cơ sở chế biến quy mô nhỏ, nguyên liệu chè búp tươi được tiêu thụ kịp thời, chất lượng ở mức độ thấp.

Về Chế biến cà phê. ở Nghệ An theo hai hình thức công nghệ: chế biến khô và chế biến ướt. Hệ thống chế biến khô được trang bị chủ yếu là các thiết bị chuyên dùng: sàng rung tách tạp chất nhẹ và kim loại, máy xát khô. máy đánh bóng cà phê v.v...

Công nghệ chế biến cà phê ướt, với dây chuyền công nghệ của Tập đoàn Thái Hoà lắp đặt tại thị xã Thái Hoà. Đây là dây chuyền công nghệ ưu việt, thời gian chế biến ngắn, không tốn sân phơi, hạt cà phê bóng, chất lượng cao, ít dập vỡ (giá bán cao hơn so với công nghệ chế biến khô). Qui trình chế biến cà phê ướt bắt buộc đối với chế biến cà phê chè, đang khuyến khích các cơ sở sản xuất cà phê vối ứng dụng công nghệ chế biến ướt. Cần quan tâm xử lý nước thải sau chế biến.

Về chế biến tinh bột sắn. Trong 5 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã hình thành hai dây chuyền chế biến tinh bột sắn với tổng công suất gần 800 tấn củ tươi/ngày, lượng bột thành phẩm 9.000 tấn, chủ yếu là xuất khẩu. Đây là những dây chuyền chế biến khá hiện đại.

Về chế biến nước dứa cô đặc. Theo tài liệu của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An, trên địa bàn Tỉnh có một nhà máy chế biến nước dứa cô đặc xây dựng hơn 5 năm tại huyện Quỳnh Lưu, công suất chế biến: 3.500 tấn nước dứa cô đặc/năm. Sơ đồ công nghệ chế biến nước dứa cô đặc như sau:

Hệ thống thiết bị hiện đại, trình độ tự động hóa cao. Điểm nổi bật của dây chuyền là: quả dứa được ép triệt để. Máy ép dạng băng tải có thể loại bỏ vỏ dứa trong quá trình trích ly dịch quả. Công đoạn cô đặc là khâu quan trọng nhất. Sử dụng thiết bị cô đặc tấm bản, thời gian cô đặc ngắn, tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, nhược điểm của dây chuyền là: hiệu suất trích ép dịch quả

60

còn thấp. Mặt khác, do thiếu nguyên liệu, nhà máy chỉ mới phát huy được một phần công suất được trang bị.

Về chế biến đường mía, Chương trình mía đường của Nghệ An thực sự mang lại hiệu quả cho nông dân. Từ chỗ nhiều cơ sở chế biến nhỏ lẻ, Tỉnh đã tập trung đầu tư nâng công suất, đổi mới công nghệ, thiết bị, trình độ quản lý, nâng cao năng lực sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm. Tính đến vụ ép mía, ba nhà máy mìa đường của Nghệ An đã sản xuất được 80.200 tấn đường, đạt tỉ lệ mía/đường bình quân là 10,87 (xem bảng 1.3 – Phụ lục 1). Một số vấn đề cẩn quan tâm trong chế biến mía đường:

- Sử dụng bã mía thừa trong việc cung cấp năng lượng (dùng nhiệt - điện) cho sản xuất - đời sống ở địa phương và hòa vào mạng lưới bán cho ngành điện.

- Xử lý chất thải, nước thải, vệ môi trường tại các nhà máy trong vùng. - Thực hiện cơ giới hóa đồng bộ từ khâu canh tác, thu hoạch, vận chuyển phù hợp đặc điểm vùng trồng mía, nhất là khâu thu hoạch mía cây.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN TRONG NÔNG NGHIỆP (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NGHỆ AN (Trang 61 -61 )

×