Cơ giới hoá các khâu canh tác trước thu hoạch:

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 58 - 61)

Cơ giới hoá phục vụ các khâu canh tác trước thu hoạch được hình thành sớm nhất và cũng là trong những khâu năng nhọc nhất, bao gồm cơ giới hoá làm đất, cơ giới hoá gieo cấy, cơ giới hoá chăm sóc, cơ giới hoá tưới tiêu, bảo vệ thực vật...

Về làm đất: Tính đến năm 2007, toàn Nghệ An đạt tỉ lệ cơ giới hóa khâu làm đất trồng cây hàng năm đạt 30% diện tích; đối với đất trồng lúa đạt 40% diện tích, tỉ lệ đạt từ 90  100% có 5 xã thuộc 5 huyện, thành phố như Nghi Hoa (Nghi Lộc), Đặng Sơn (Anh Sơn), Nam Thành (Yên Thành), Quỳnh Ngọc (Quỳnh Lưu) và Đông Hưng (TP Vinh).

Qui trình cơ giới hoá và hệ thống máy làm đất như cày, bừa, phay, lồng, trang phẳng mặt đồng đi theo các loại máy kéo cỡ lớn ( trên 50 mã lực), máy kéo cỡ trung ( 24-35 mã lực) và máy kéo nhỏ 2 bánh 12 – 15 mã lực đã được ứng dụng tương đối phổ biến phục vụ làm đất cho canh tác lúa, ngô, cây công nghiệp...có diện tích lô thửa tương đối lớn, độ dốc thấp, điều kiện canh tác tương tự như vùng đồng bằng.

Còn riêng các diện tích canh tác có độ dốc lớn, các ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc thì đến nay hầu như vẫn chưa ứng dụng được cơ giới hoá, một phần do đặc điểm địa hình mấp mô, cao thấp, chia cắt, diện tích lô thửa manh mún, phân tán nên rất khó khăn cho việc thao tác sử dụng cũng như di chuyển máy, một phần đến nay ta hầu như chưa có những mẫu máy canh tác thích hợp làm việc trên đất dốc. Hiện nay Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch cũng đã đi vào nghiên cứu thử nghiệm một số mẫu máy canh tác trên đất dốc và đã có một số kết quả bước đầu nhưng cũng chỉ giới hạn khả năng làm việc trên đất có độ dốc dưới 100. Khâu làm đất ở nông thôn bản làng các địa phương vẫn chủ yếu là sức người và sức trầu bò.

54

Về cơ giới hoá gieo trồng: Đây còn là một khâu còn rất yếu trong sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hóa, ở Nghệ An chỉ có một số xã ở Huyện Yên Thành đã mạnh dạn áp dụng quy trình mạ khay công nghiệp và máy cấy. Tuy nhiên, diện tích áp dụng quy trình này còn hạn chế do kinh phí đầu tư lớn, bà con nông dân vẫn áp dụng phưpng pháp thâm canh truyền thống. Từ năm 2005 đến nay, Viện Cơ điện nông nghiệp có tập trung nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm mẫu máy gieo ngô hạt bốn hàng lắp theo máy kéo MTZ-50, thử nghiệm bước đầu cho thấy máy hoạt động ổn định, hạt gieo đều, kết hợp được với bón lót phân NPK, điều chỉnh được khoảng cách gieo. Thời gian tới sẽ đưa vào một số xã có diện tích trồng ngô lớn ở Diễn Châu và Nam Đàn để thử nghiệm trong điều kiện sản xuất, hoàn thiện mẫu trước khi chuyển giao cho các cơ sở sản xuất.

Về cơ giới hoá khâu chăm sóc: Khâu chăm sóc trong sản xuất nông nghiệp đòi hỏi nhiều công đoạn, nhiều công cụ, thiết bị khác nhau cho từng loại cây trồng. Hiện nay đối với lúa công cụ chăm sóc chính vẫn chỉ là công cụ cào cỏ cải tiến. Khả năng phòng chống sâu bệnh được tăng lên nhờ trang bị nhiều loại bơm thuốc trừ sâu, các công đoạn khác như bón phân hữu cơ, phân NPK, che phủ mạ... đều bằng lao động thủ công. Là Tỉnh với diện tích đất nông nghiệp rộng, các thành phần kinh tế đã đầu tư, trang bị 973 bơm thuốc trừ sâu có động cơ và trên 30.000 bình bơm thuốc trừ sâu đeo vai (không động cơ). Loại bơm thuốc trừ sâu có động cơ được trang bị nhiều ở các huyện Nghĩa Đàn, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn chủ yếu phục vụ khâu trừ sâu cho cây ăn quả, cây công nghiệp hàng năm, cây lâu năm. Tính bình quân gần 0,17 bơm/100 hộ, như vậy là thấp.

Về tưới tiêu thuỷ lợi: Công tác thủy lợi có bước phát triển khá toàn diện, năng lực tưới tiêu được nâng lên đáng kể; thủy lợi cho cây trồng cạn, cây công nghiệp, hệ thống đê sông, đê biển đã được chú trọng đầu tư, đặc biệt là trong 5 năm gần đây, do vậy góp phần giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai đối với sản xuất và đời sống người dân.

55

Các hệ thống, công trình thủy lợi trên địa bàn Nghệ An đã được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, điển hình là: hệ thống thủy nông Bắc và hệ thống thủy nông Nam, hệ thống các trạm bơm ở huyện Thanh Chương, tiêu sông Bùng... Nhiều hồ đập (hồ sông Sào...), một số trạm bơm điện được đầu tư xây dựng mới. Đến năm 2005, toàn Tỉnh có trên 1.500 công trình thủy lợi lớn nhỏ, trong đó có 884 hồ đập thủy lợi, 600 trạm bơm điện, các công trình tiểu thủy nông... và 2 hệ thống thủy lợi Bắc và Nam Nghệ An; gần 4.200 km kênh mương đã được đã được bê tông hóa (đạt 72%, cơ bản đã hoàn thành kiên cố kênh loại III đối với các huyện đồng bằng và vùng núi thấp). Các thành phần kinh tế cũng đã đầu tư, trang bị 20.121 máy bơm nước (quy mô nhỏ), năng lực tưới đạt gần 141.000 m3/h.

2.2.3-Công nghệ và thiết bị phục vụ các khâu trong thu hoạch

Có thể nói, cơ giới hoá thu hoạch hiện đang có tốc độ phát triển nhanh nhất trong các khâu canh tác nông nghiệp với một loạt các công cụ và máy móc thu hoạch từ khâu cắt hái đến đập tuốt, làm sạch theo công nghệ thu hoạch một công đoạn và thu hoạch nhiều giai đoạn.

Về thu hoạch lúa có trong sản xuất hiện đang áp dụng các máy gặt lúa rải hàng cỡ vừa và nhỏ (bề rộng cắt từ 0,8m đến 1,2 m), máy cắt lúa cải tiến đeo vai, guồng tuốt lúa đạp chân, máy đập lúa liên hoàn...

Về ngô có các công cụ tẽ ngô xoay tay, công cụ tẽ ngô quay tay, máy tẽ ngô thương phẩm, tẽ ngô giống, bóc bẹ tẽ hạt... có năng suất từ 0,5 đến 4-5 tấn hạt/h, có tỷ lệ hư hỏng dưới 3-5%.

Diện tích vùng trồng lúa rất thấp, chỉ khoảng 1.400 ÷ 19.000 m2/hộ, do đó nông dân chưa dùng rộng rãi máy gặt lúa. Thời kỳ thu hoạch thường đổi công để tăng thu nhập cho gia đình. Đến cuối năm 2008 toàn tỉnh đã trang bị 71 máy gặt lúa xếp dải và hai máy gặt đập liên hợp. Phần lớn loại máy gặt xếp dải được sử dụng tại huyện trồng lúa như: Yên Thành, Diễn Châu, Hưng Nguyên. Hai máy gặt đập liên hợp do chủ dịch vụ ở Hưng Nguyên trang bị.

Về chất lượng làm việc, máy gặt lúa xếp dải đảm bảo yêu cầu cắt gặt, năng suất phù hợp với quy mô ruộng đất. Máy gặt đập liên hợp (thu hoạch

56

một giai đoạn), năng suất lớn 0,3 ha/h; trọng lượng lớn, kích thước thửa ruộng chưa phù hợp với điều kiện ruộng đất ở vùng lúa Nghệ An.

Toàn Tỉnh đã trang bị 83.816 máy đập lúa có động cơ, năng suất đập trong một giờ đạt trên 100.600 tấn/giờ. Tính bình quân trên 100 hộ nông nghiệp là 14,2 chiếc/100 hộ. Bảng sau so sánh mức độ đầu tư trang bị máy đập lúa có động cơ ở Nghệ An và các tỉnh trong vùng.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 58 - 61)