Cơ sở hạ tầng nông thôn

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 52 - 53)

- Giao thông nông thôn

Đường giao thông nông thôn đã và đang được xây dựng, nâng cấp. Với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” giao thông nông thôn có bước phát triển cả về số lượng, chất lượng, góp phần tích cực tạo cơ sở hạ tầng thuận lợi để phát triển công nghiệp. Tính đến năm 2007, tỉ lệ xã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã là xấp xỉ 98%, trong số này đã được nhựa (bê tông hoá) là xấp xỉ 74%. Hai huyện Nghi lộc, Diễn Châu, thị xã Cửa Lò, thành phố Vinh được nhựa hoá 100%. Đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được xấp xỉ 120 km đường nhựa, 4.000 km đường bê tông, xi măng; trên 400 cầu và trải dài 7.000 m. Vùng đến các nhà máy chế biến (mía đường, dứa, chè ...) khá hoàn chỉnh. Điều đó tạo thuận lợi phát triển ngành cơ giới hoá khâu sau thu hoạch.

- Điện dùng trong nông thôn

Nghệ An đã phát triển nhanh mạng lưới điện nông thôn. Đến nay các trạm biến áp từ 310.000 kVA đã tăng lên 450.000 kVA, đã đưa vào vận hành một số nhà máy thuỷ điện (quy mô trung bình). Đến nay đã có 98% số xã, 95% số thôn và 97% số hộ sử dụng điện. Trừ huyện Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương (vùng tây Nghệ An) còn lại 17 huyện, thị xã và thành phố số hộ sử dụng điện đạt từ 97 ÷ 100%. Tổng lượng điện phân phối cho toàn tỉnh là 1.600x106 kWh, tuy nhiên điện dùng cho cơ khí nông nghiệp còn thấp. Hiện tại dự án năng lượng điện nông thôn (REII) đầu tư cho 62 xã (điện lưới và điện từ nguồn năng lượng không truyền thống sẽ được sử dụng đảm bảo tỉ lệ sử dụng lên cao).

- Thuỷ lợi

Công tác thuỷ lợi phát triển toàn diện. Các hệ thống thuỷ nông Bắc và hệ thống thuỷ nông Nam, các trạm bơm Huyện Thanh Chương, tiểu Sông

48

Bùng được sửa chữa nâng cấp. Đến nay, toàn Tỉnh có xấp xỉ 600 trạm bơm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, chiều dài kênh mương được kiên cố hoá là 3.000 km chiếm 47% tổng số chiều dài kênh mương trong Tỉnh. Tổng năng lực tưới cho lúa là 150.000 ha/năm; tưới cho màu và cây công nghiệp đạt 10.000ha và cho cây trồng cạn, cây vụ đông trên 20.000ha.

- Cơ cấu kinh tế

Tổng giá trị sản phẩm (theo giá hiện hành) của Tỉnh gần 8.000 tỉ VNĐ (năm 2000) đến năm 2008 đã đạt 31.000 tỉ VNĐ. GDP đầu người dân nông nghiệp (theo giá hiện hành (2008) là xấp xỉ 10 triệu VNĐ. Cơ cấu kinh tế của Tỉnh có sự dịch chuyển nhanh theo hướng tích cực). Giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, công nghiệp chế biến tăng (Bảng 1.1 – Phụ lục)

Để có cơ sở xây dựng quy hoạch phát triển cơ điện nông nghiệp kiến nghị cơ chế, chính sách với Nhà nước cũng như với chính quyền Tỉnh Nghệ An hỗ trợ cho ngành cơ điện nông nghiệp, đề án quy hoạch tóm tắt một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Tỉnh trong thời kỳ 2000 ÷ 2008 (xem bảng 1.2 – Phụ lục).

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 52 - 53)