Quan điểm và định hướng phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 70 - 71)

2.3.1 Quan điểm

Trên cơ sở các quan điểm về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ghi trong nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 Ban chấp hành TW Đảng khóa X, chúng ta có thể nêu lên một số quan điểm chỉ đạo về tiến trình phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp của Nghệ An như sau:

- Cần kết hợp chặt chẽ khoa học kỹ thuật cơ điện nông nghiệp với các khoa học kỹ thuật công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học... nhằm tạo ra một nền nông nghiệp có năng suất lao động, tỷ suất hàng hoá và đa dạng với chất lượng sản phẩm ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng mạnh vào xuất khẩu;

- Các công nghệ cơ điện nông nghiệp phải góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với việc phân công lại lao động nông thôn, ưu tiên phát triển cơ điện khí hoá vào một số vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, quy mô lớn; các loại cây trồng vật nuôi có khối lượng sản xuất hàng hoá lớn, giá trị kinh tế cao; các khâu nặng nhọc, thời vụ khẩn trương, có yêu cầu và điều kiện ứng dụng kỹ thuật hiện đại, công nghệ cao. Thực hiện cơ giới hoá nhiều khâu, đồng bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên nông nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, duy trì nền nông nghiệp bền vững.

- Phát huy mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế để phát triển nhanh và bền vững. Một mặt phải cải tạo kỹ thuật cơ điện nông nghiệp truyền thống thành kỹ thuật cao. Mặt khác, phải không ngừng sáng tạo kỹ thuật mới để đồng thời với việc thực hiện quyền tự chủ về tri thức kỹ thuật mới, triển khai nghiên cứu ứng dụng, đảm bảo đủ tiềm lực phát triển ngành cơ điện nông nghiệp nước ta, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến hiện đại.

66

- Việc phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp phải lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định nội dung và phương hướng phát triển, lựa chọn công nghệ và phương án đầu tư. Trong phát triển ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, đặc biệt đối với Nghệ An cơ giới hoá phải gắn gắn liền với quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ và công nghiệp chế biến;

- Phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp trước hết ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học công nghệ thực hiện cơ giới hóa sản xuất, chế biến các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; đồng thời chú trọng khâu công việc nặng nhọc, thời vụ khẩn trương; cơ giới hóa phục vụ canh tác trên đất dốc, cung cấp nước cho cây trồng;

- Phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp phải dựa vào nội lực là chính, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm đầu. Phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, ưu tiên qui mô sản xuất vừa và nhỏ với công nghệ tiên tiến.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)