Phân tích một số chính sách hiện hành về phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp tại Nghệ An

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 77)

điện nông nghiệp tại Nghệ An

Để xác định được thực trạng của các chính sách hiện hành liên quan đến phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp cũng như hiện trạng của cơ giới hóa nông nghiệp ở Nghệ An. Tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát thực trạng hệ thống các chính sách phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp, đã thực hiện phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp tại các cơ quan nghiên cứu (bên giao công nghệ), các cơ quan trung gian chuyển giao công nghệ, các cơ quan quản lý ở địa phương: Cán bộ Sở NN&PTNT, Sở KH&CN, Sở Tài Chính, Phòng Nông nghiệp các Huyện (cơ quan trung gian), lãnh đạo một số xã, bà con nông dân tại các địa phương. Theo kết quả phỏng vấn với 150 phiếu hỏi, 82% số người được hỏi khẳng định chính sách chưa thúc đẩy được sản xuất theo hướng hàng hóa; 66 % khẳng định các chính sách hiện nay chưa

73

hỗ trợ được nông dân về vốn để trang bị máy móc, thiết bị; 58% cho rằng các chính sách chưa có tác động nhằm nâng cao kiến thức của bà con nông dân trong việc ứng dụng các công nghệ và thiết bị cơ điện nông nghiệp; 78% cho ràng hệ thống chính sách chưa bám sát yêu cầu thực tế sản xuất ở địa phương. Từ kết quả phỏng vấn có thể khẳng định rằng các đối tượng được phỏng vấn đều nhận thức được vai trò của các chính sách trong cuộc sống hàng ngày, vai trò và tác động của chính sách đối với thực trạng công nghệ và thiết bị cơ điện nông nghiệp hiện nay, chính sách được coi là tác nhân chính có vai trò quyết định đến hoạt động chuyển giao công nghệ.. Từ các bằng chứng đó có thể khẳng định chính sách là nguyên nhân chính và sâu xa nhất của hiện trạng sản xuất nông nghiệp, của hiện trạng công nghệ cơ điện nông nghiệp:

- Với kết quả điều tra cho thấy hệ thống chính sách hiện hành chưa tác động lớn tư duy sản xuất, chưa thay đổi diện mạo sản xuất nông nghiệp một cách mạnh mẽ. Nền sản xuất hàng hóa là một trong những yếu tố then chốt, thúc đẩy quá trình đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Các công nghệ và thiết bị sẽ giải quyết vấn đề năng suất lao động, chất lượng của sản phẩm, tính cạnh tranh của sản phẩm thông qua hàm lượng công nghệ kết tinh trong sản phẩm;

- Nhu cầu đầu tư của bà con nông dân là hết sức đa dạng và phong phú. Nhu cầu phụ thuộc vào điều kiện canh tác, điều kiện kinh tế - xã hội nơi họ sinh sống, trình độ dân trí. Các chính sách hiện hành về phát triển công nghệ cơ điện đã bước đầu hỗ trợ bà con nông dân vay vốn để mua thiết bị, công nghệ cơ điện nông nghiệp. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này vẫn còn những vấn đề phải điều chỉnh như thời gian vay, chúng loại máy móc thiết bị được vay, thủ tục để được vay vốn, thời gian phải hoàn trả vốn .v.v...;

- Hệ thống chính sách hiện hành, chưa có hoặc rất ít đề cấp đến vần đề đào tạo và tập huấn, một trong những vấn đề then chốt của phát triển công nghệ. Hầu như người nông dân nhận thức được vấn đề đầu tư trang thiết bị, máy móc là do tự phát, họ nhận thức được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chưa nhiều địa phương có được các chương trình đào tạo kiến thức

74

về nền sản xuất hàng hóa, sự cần thiết phải đầu tư các trang thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch (hiện nay khoảng 8 – 12%), nâng cao lợi thế cạnh tranh của nông sản. Việc đào tạo và tập huấn hiện nay được coi như là một khâu trong quá trình chuyển giao công nghệ mà bên chuyển giao phải tiến hành. Thực tế, công việc này hiện này được thực hiện một cách qua loa, chống đối, người tiếp nhận công nghệ chủ yếu nắm được phần kỹ thuật vận hành, chưa nắm được kỹ thuật an toàn lao động, kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ khi gặp sự cố;

- Thực tiễn sản xuất thay đổi một cách nhanh chóng, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thay đổi một cách linh động, hòa nhịp cùng sự thay đổi của đất nước và các địa phương khác. Mặt khác, điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Tuy nhiên, các chính sách hiện nay chỉ tạo điều kiện để phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp mà chưa tác động đến các yếu tố liên quan khác. Các yếu tố khác nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển công nghệ như diện tích đất đủ lớn, chủ trương phát triển loại cây trồng vật nuôi nào có hiệu quả, khả năng tưới tiêu cho diện tích canh tác, thị trường đầu ra cho nông sản .v.v...

Mặt khác, hệ thống chính sách phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp ở Nghệ An còn thiếu và thiếu đồng bộ, sự thiếu đồng bộ của hệ thống chính sách đã dẫn đến một hiện trạng công nghệ cơ điện nông nghiệp vừa thiếu lại vừa yếu. Sự thiếu đồng bộ không những hạn chế phát triển sản xuất, mà nó còn hạn chế đến hiệu quả của các chính sách khác. Nhiều khi, chính sách này lại kìm hãm chính sách khác. Thực trạng các chính sách phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn yếu, kết quả phỏng vấn do tác giả thực hiện với 72% số người được hỏi cho rằng cần có chính sách khoa học và công nghệ giành riêng lĩnh vực cơ điện nông nghiệp, 66% khẳng định cần có chiến lược phát triển tổng thể và nông nghiệp, nông thôn của Nghệ An; 92% mong muốn có chính sách tín dụng hỗ trợ bà con mua máy móc, thiết bị cơ điện nông nghiệp; 78% khẳng định

75

cần có chính sách phát triển mạng lưới chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp và dịch vụ sau bán hàng (Tham khảo phụ lục – bảng 2.6).

Có thể khẳng định hệ thống chính sách phát triển công nghệ nông nghiệp nói chung, công nghệ cơ điện nông nghiệp nói riêng hết sức phân tán, nó không tác động đến các yếu tố ảnh hưởng của hoạt động chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp cũng như phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp, hiện trạng này được thể hiện ở các khía cạnh:

- Cũng như phần lớn các địa phương trong cả nước, Nghệ An cũng chưa có được chiến lược phát triển tổng thể về nông nghiệp nông thôn, các chính sách hiện hành là do Đảng, Nhà nước, Chính phủ hoặc các Bộ, ngành ban hành, địa phương chấp hành mà thôi. Các chính sách về công nghiệp, về kinh tế xã hội hiện nay còn rất sơ sài và thiếu đồng bộ. Những người được phỏng vấn đã nhận thức được vai trò của chính sách trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Theo họ muốn phát triển sản xuất nông nghiệp, ứng dụng được những thành tựu khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất tại địa phương, vấn đề được đặt ra là Nghệ An phải có chiến lược phát triển tổng thể cho nông nghiệp và nông thôn, chiến lược này phải vạch ra được lộ trình thực hiện nó dựa vào thực trạng và nội lực của địa phương;

- Lĩnh vực cơ điện nông nghiệp đóng vai trò then chốt ở các khâu trước, trong và sau thu hoạch trong sản xuất nông nghiệp, tuy vậy, các địa phương chí chú trọng đến vấn đề tiếp nhận các công nghệ do các dự án trang bị. Địa phương chưa có chính sách coi khoa học công nghệ là động lực trực tiếp để phát triển sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc thù của nông nghiệp địa phương. Các chính sách về khoa học và công nghệ hiện nay, chưa có những ưu tiên riêng cho cơ điện nông nghiệp, cơ điện nông nghiệp cũng được đối xử như các lĩnh vực khác;

- Diện tích các thửa ruộng, nơi trực tiếp ứng dụng những thành tựu về khoa học và công nghệ cơ điện nông nghiệp từ khâu làm đất, gieo cấy, tưới tiêu cho đến khâu thu hoạch. Để ứng dụng được những thiết bị và công nghệ cơ điện điện nông nghiệp đòi hỏi một diện tích đất đủ lớn. Thực tiễn

76

ở Nghệ An ruộng đất rât manh mún, địa hình rất phức tạp gây khó khăn cho các khâu thâm canh, tưới tiêu trên những thửa ruộng này. Đây là một trong những yếu tố cản trở sự phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp chưa có chính sách khuyến khích bà con nông dân, các hộ sản xuất chủ động dồn điền – đổi thửa để có những thửa ruộng có diện tích lớn đủ để ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ, việc làm này mang lại cái lợi lâu dài cho nông dân, thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng của địa phương;

- Với 88% số người được hỏi nhận thấy từ cơ quan nghiên cứu, trường đại học, cơ quan trung gian, cho đến người sử dụng công nghệ đều nhận thức vai trò của hệ thống khuyến nông, khuyến công trên địa bàn địa phương. Dù thừa nhận vai trò của hệ thống này trong hoạt động chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp. Hệ thống cơ quan khuyến nông, khuyến công (thuộc Sở NN&PTNT) cùng với Trung tâm phát triển công nghệ (trực thuộc Sở KH&CN) hoạt động chuyển giao công nghệ và thiết bị đến với sản xuất như một trong những nhiệm vụ thường xuyên được quy định trong chức năng nhiệm vụ của cơ quan, các công nghệ và thiết bị qua tay họ là một phần của các dự án khuyến nông, khuyến công. Nghệ An chưa có các chính sách khích lệ họ chủ động thúc đẩy hoạt động chuyển giao và phát triển, ứng dụng các công nghệ và thiết bị mới, họ sẽ chủ động và tích cực hơn nếu họ được quan tâm, đãi ngộ và khích lệ về lợi ích vật chất cũng như tinh thần;

- Với sự phát triển của xã hội, vai trò của các hiệp hội ngành nghề như Hội nông dân, hiệp hội chế biến chè v.v., các đoàn thể xã hội như Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên CSHCM ngày càng được khẳng định và được xã hội ghi nhận.Thông qua các tổ chức này, nhiều dự án khuyến công, khuyến nông, các dự án xóa đói giảm nghèo của Nhà nước, Chính phủ, các tổ chức nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ đã được thực hiện có hiệu quả. Qua đó nhận thức của bà con nông dân về vai trò của khoa học và công nghệ được nâng lên, chủ động trong việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, các

77

công nghệ phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo nhiều sản phẩm có chất lượng ngày càng cao, thực hiện tốt chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, hướng tới thực hiện mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Đặc biệt phong trào xây dựng nông thôn mới, một chủ trương lớn của Nhà nước ta. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn Nghệ An chưa có chính sách khuyến khích các tổ chức này tham gia vào các hoạt động chuyển giao công nghệ như một hoạt động thường xuyên, chưa khuyến khích được họ chủ động đề xuất, vay và đầu tư trang thiết bị máy móc, công nghệ mới phục vụ sản xuất cho các quy mô sản xuất, phối kết hợp với nhau để hình thành những mạng lưới sản xuất – tiêu thụ nông sản.

- Mạng lưới chuyển giao công nghệ có vai trò hết sức quan trọng, mang tính quyết định tới hiệu quả, chất lượng và tốc độ phát triển các công nghệ phục vụ sản xuất nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng. Hệ thống chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp ở Nghệ An cũng như các địa phương khác chủ yếu là do các cơ quan: Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư, Chi cục hợp tác xã và phát triển nông thôn thuộc Sở NN&PTNT; Trung tâm ứng dụng công nghệ trực thuộc Sở KH&CN đảm nhận. Hiện nay, chưa có chính sách phát triển các cơ quan này về tổ chức, về năng lực, về phạm vi hoạt động. Các cơ quan này hoạt động theo sự quản lý và chỉ đạo của các sở chủ quản, họ chưa được trang bị năng lực về tài chính, nhân lực, phạm vi hoạt động để thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ. Đối với lĩnh vực cơ điện nông nghiệp, là một mảng nhỏ trong chức năng của hai cơ quan này, họ chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn sản xuất, máy móc thiết bị và công nghệ về lĩnh vực này thông qua họ một cách thụ động, doanh thu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh thu của đơn vị. Chưa có chính sách để tạo nguồn tài chính cho họ, thu hút nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của một tổ chức trung gian chuyển giao công nghệ từ nơi sản xuất công nghệ đến với thực tiễn sản xuất nông nghiệp.

Từ thực trạng công nghệ cơ điện nông nghiệp và hệ thống chính sách phát triển công nghệ cơ điện trên địa bàn các tỉnh cũng như Nghệ An. Có

78

thể khẳng định muốn phát triển công nghệ cơ điện phục vụ sản nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ câu cây trồng, giải phóng sức lao động cho bà con nông dân cần tác động đến các nhân tố cản trở hoạt động này, đặc biệt cần phải tác động đến tác nhân của hoạt động đó là môi trường chính sách. Để đề xuất được các giải pháp chính sách mang tính khả thi, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Cần phân tích và xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của các chính sách hiện hành, kết hợp với quan điểm phát triển, quan điểm xây dựng chính sách đề ra những giải pháp mới. Với mục tiêu cao nhất là phát triển công nghệ cơ điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Cũng như các địa phương khác ở Việt Nam, Nghệ An đã triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước liên quan đến phát triển công nghệ cơ điện. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cũng ban hành một số chính sách nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển cơ điện nông nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Một số chính sách đang có tác động đến phát triển cơ điện nông nghiệp ở địa phương:

- Quyết định số 5005/QĐ.UB.NN ngày 12/12/1998 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ trang bị máy cày đa chức năng loại nhỏ trong sản xuất nông nghiệp. Theo đó các hộ gia đình mua máy cày đa chức năng được vay 2/3 kinh phí mua máy hoàn trả vốn vay trong 3 năm không phải trả lãi suất, tỉnh hỗ trợ phần lãi suất vay ngân hàng. Chính sách này thực hiện từ năm 1999 cho đến năm 2005;

- Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ;

- Quyết định số 07/2006/QĐ.UBND ngày 18/01/2006 của UBND tỉnh về ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn Nghệ An, giai đoạn 2006-2007. Theo đó, chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư MMTB vào sản xuất nông nghiệp nông thôn không chỉ ở máy cày đa chức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

79

năng mà còn áp dụng cho các loại máy thu hoạch như: máy gặt, máy sấy nông sản;

- Quyết định 3124/2007/QĐ.UB.NN ngày 13/9/2007 của UBND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ nông dân trang bị 100 máy hái chè với mức 4 triệu đồng/1 máy hái chè (tương đương 30% giá trị máy);

- Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn;

- Quyết định số 2213/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 77)