KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 110)

Để hoạt động chuyển giao cơ điện nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An đi vào cả chiều sâu và chiều rộng, ngày càng ổn định, đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, trên cơ sở phân tích những thành tựu đã đạt được, những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân của hoạt động chuyển giao công nghệ cơ điện các phần trên, xin đề xuất một số khuyến nghị về các giải pháp như sau:

1. Sớm ban hành, Luật Nông nghiệp, Luật “Cơ giới hóa nông nghiệp” tạo hành lang pháp lý cho hoạt động khoa học và công nghệ cơ điện nông nghiệp.

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ KH&CN cần phối hợp với chính quyền Nghệ An, để xây dựng “ Chiến lược phát triển cơ điện nông nghiệp Nghệ An giai đoạn 2010-2020 tầm nhìn 2030”, làm định hướng cho các nhà quản lý trong việc quản lý, điều phối các nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội Nghệ An nói chung và cho phát triển nông nghiệp nói riêng. Đồng thời làm định hướng cho các cơ quan nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp sản xuất chuyên ngành cơ điện nông nghiệp trong việc phát triển các loại hình công nghệ phù hợp với đặc điểm sản xuất của địa phương;

3. Sớm thiết lập và tổ chức lại hệ thống chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp từ trung ương đến địa phương, cả về hệ thống mạng lưới cơ điện nông nghiệp ở cấp tỉnh, huyện. Lồng ghép nhiệm vụ khuyến công vào hệ thống khuyến nông, khuyến lâm đã có, chú trọng tăng cường đầu tư về nguồn lực (trang thiết bị thí nghiệm, thử nghiệm, kinh phí hoạt động, nhân lực kỹ thuật...) cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp;

106

4. Có chính sách khuyến khích mở rộng các loại hình đào tạo, thu hút nhân lực cho công tác chuyển giao cơ điện nông nghiệp thích hợp với môi trường hoạt động ở các tỉnh trung du, miền núi, đối tượng là bà con nông dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số . Chú trọng đào tạo, tập huấn, trang bị các kỹ năng về khảo sát nắm bắt nhu cầu thị trường, kỹ năng về lựa chọn địa bàn, đối tượng chuyển giao, kỹ năng về phương pháp đào tạo, tập huấn cho đối tượng là đồng bào có trình độ dân trí thấp ở các các xã miền núi, cho các cán bộ chuyển giao trong các cơ quan KH&CN và ở các hệ thống chuyển giao tại các địa phương;

5. Có chính sách tăng cường hợp tác toàn diện trong hoạt động chuyển giao giữa cộng đồng các cơ quan khoa học, giữa cơ quan khoa học với các nhà sản xuất, giữa cơ quan chuyển giao với cơ sở sản xuất tiếp nhận, giữa cơ quan chuyển giao với các tổ chức quản lý và trung gian, với tổ chức chính quyền địa phương... nhằm tạo được sức mạnh tổng hợp và có được môi trường thuận lợi nhất cho hoạt động chuyển giao;

6. Tiếp tục tăng cường vốn đầu tư vào lĩnh vực chuyển giao công nghệ và hỗ trợ của Ngân sách nhà nước thông qua các Chương trình phát triển kinh tế-xã hội của Nghệ An trong một giai đoạn 5-10 năm nữa. Bao gồm các chương trình/dự án tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn như đường giao thông, điện, trường học, công trình thuỷ lợi, thông tin liên lạc.... Và các chương trình/ dự án hỗ trợ hoạt động chuyển giao kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cần chú ý đến các chính sách trợ giá, vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế khi áp dụng KTTB mới, hỗ trợ về trang bị, nhà xưởng, hỗ trợ khi có thiên tai, rủi ro trong quá trình sản xuất..;

7. Nghiên cứu sửa đổi để hoàn thiện lại các chính sách chính tác động đến hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quyền lợi của các bên tham gia. Vai trò chủ trì thực hiện dự án nên giao cho cơ quan chuyển giao hoặc cơ sở tiếp nhận. Các cấp quản lý và chính quyền chỉ giữ vai trò quản lý, chỉ đạo, kết nối và

107

giám sát đánh giá kết quả thực hiện dự án. Cần sửa đổi lại cơ chế tài chính cả về qui trình cấp phát, cả về chế độ thu chi tài chính, định mức hỗ trợ vùng khó khăn để phù hợp với đặc thù hoạt động chuyển giao ở các huyện đồng bằng, miền núi. Đảm bảo được quyền lợi cho các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao, từ đó mới có tác dụng khuyến khích cho các hoạt động chuyển giao;

8. Sớm ban hành chính sách về thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá cho khu vực các tỉnh Bắc Trung Bộ và Nghệ An, Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo, thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế, có cơ chế “khuyến thương” để xã hội hoá thị trường nông sản hàng hoá khu vực, giải quyết tốt “đầu ra” cho sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp bền vững, cải thiện đời sống vật chất cho nhân dân, tạo điều kiện tái sản xuất và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Nghệ An;

9. Tăng cường hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ yêu cầu phát triển của ngành cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch;

10. Có chính sách hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo trong nước, nâng cao được năng lực chế tạo, giảm giá thành máy móc, thiết bị. Thông qua đó tạo điều kiện để bà con nông dân tiếp cận công nghệ và thiết bị phục vụ sản xuất.

108

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 110)