Trung Quốc

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 45)

Năm 2003, vốn gốc của cơ giới nông nghiệp toàn Trung Quốc đạt 336,2 tỷ nhân dân tệ (NDT), vốn gốc trung bình về cơ giới hoá nông nghiệp của mỗi hộ ở nông thôn là 1.300 (NDT). Tổng động lực cơ giới nông nghiệp đạt 604 triệu kW, bình quân trang bị động lực mỗi ha canh tác là 4,65 kW. Số lượng máy kéo các loại là 14,94 triệu chiếc, trong đó máy kéo lớn là 972.600 chiếc; máy liên hợp thu hoạch là 362.200 chiếc, bình quân mỗi ha canh tác là 0,12 máy kéo trung bình 100 hộ có 6,1 chiếc máy kéo. Mức độ cơ giới hoá tổng hợp toàn quốc là 33%, trong đó làm đất là 47%, gieo là 27%, thu hoạch là 19%. Có 12 tỉnh thành vượt quá mức 40%, trong đó có 8 tỉnh thành đạt trên 56%. Trong 4 loại cây trồng là lúa mì, lúa nước, ngô và đậu đỗ thì lúa này đã cơ bản thực hiện

41

cơ giới hoá, trong đó gieo trồng và thu hoạch đạt 74% và 72,8%; cơ giới hoá khâu gieo trồng và thu hoạch lúa nước phân biệt là 6% và 23%; cơ giới hoá gieo trồng và thu hoạch đậu đỗ phân biệt là 47% và 1,9%. Trung Quốc đã xác định mức độ ứng dụng các công nghệ cơ điện nông nghiệp hay thấp quan hệ chặt chẽ với số lượng máy sử dụng, qui mô kinh doanh. Với một vùng cho trước, lượng máy nông nghiệp dùng trong sản xuất càng nhiều, qui mô kinh doanh càng lớn, mức độ cơ giới hoá nông nghiệp càng cao. Qui mô kinh doanh máy nông nghiệp có thể dùng tổng động lực; về giá trị thuần tuý đầu tư máy móc nông nghiệp (được tính bằng tỉ NDT). Từ phân tích, các nhà chiến lược Trung Quốc đã xác định, nếu tăng giá trị thuần tuý cơ giới hoá nông nghiệp 1 tỉ NDT (tương đương 125 triệu USD), khi đó mức độ cơ giới hoá nông nghiệp được tăng 7,41% tức tăng 135 triệu NDT (khoảng 16,8 triệu USD), sẽ tăng lên 1% mức độ cơ giới hoá của toàn quốc.

Trong thời kỳ mở cửa, hộ nông dân trở thành chủ thể đầu tư về cơ giới hoá nông nghiệp, Nhà nước chỉ tập trung về quản lý, dịch vụ khoa học công nghệ và xây dựng mô hình, đồng thời thông qua đầu tư bố trí nguồn tư liệu, điều chỉnh ảnh hưởng của thị trường, có tác dụng lôi cuốn hướng dẫn về mặt vĩ mô. Kết quả cho thấy sự đầu tư của Nhà nước có tác dụng rất lớn đối với phát triển ngành. Các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã xác định: Nếu đầu tư tài chính của Nhà nước là 1, thì tổng đầu tư của các thành phần kinh tế cho cơ giới hoá nông nghiệp trong toàn quốc là 10; 9,5; 9,9 và 9,9 có nghĩa là vốn đầu tư cho cơ giới hoá nông nghiệp của các thành phần kinh tế gấp 10 lần so với vốn đầu tư phát triển cơ giới hoá nông nghiệp của Chính phủ.

Trong vòng 14 năm trở lại đây, sản xuất máy động lực, máy nông nghiệp ở Trung Quốc đã tăng nhanh. Mức độ trang bị động lực nông nghiệp ở Trung Quốc đã tăng từ (287  605) x 106 kW, bình quân mỗi năm là 4,8%. Nếu năm 1990, toàn Trung Quốc sản xuất được gần 7,8 triệu máy kéo, thì sau 14 năm đã tăng lên gần 15 triệu chiếc. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2004, số lượng sản xuất ra bán trên thị trường: Máy kéo  25 mã lực, là 48.000 chiếc, tăng 103,86%; Máy kéo < 25 mã lực, là 867.900 chiếc, giảm 26,2%.

42

* Về chính sách

Từ thực tiễn của 20 năm cải cách mở cửa, cơ điện nông nghiệp ở Trung Quốc như đã nêu trên, mức độ phát triển khá cao, đã cống hiến cho nền nông nghiệp: giảm nhẹ cường độ lao động, nâng cao năng suất lao động, phòng chống thiên tai, tăng sản lượng và chất lượng của nông - lâm sản. Tuy nhiên, do hệ thống cơ chế quản lý, cơ chế kinh doanh, tố chất cán bộ... nhiều vấn đề tồn tại đã dẫn đến hệ thống thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp không được kiện toàn, hạn chế đến phát triển nông nghiệp.

Để phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu một nông nghiệp hàng hóa. Chính phủ Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách quan trọng. Ngoài việc ứng dụng nhanh các thành tựu nghiên cứu vào sản xuất, Trung Quốc đã có chính sách phát triển công nghiệp chế tạo cơ khí đạt đến trình độ cao, giá thành chế tạo ngày càng hạ. Về mặt tài chính, Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ người dân mua các công nghệ và thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp (có những máy móc được nhà nước hỗ trợ đến 75% giá máy như máy kéo, máy gặt rải hàng .v.v..). Qua đó tạo điều kiện cho bà con nông dân tiếp cận được với các công nghệ cơ điện mới, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa hướng tới xuất khẩu.

Từ những bài học kinh nghiệm của các nước, chúng ta có thể coi đó là những bài học quý giá, làm cơ sở khoa học để xây dựng hệ thống chiến lược và chính sách phát triển công nghệ cơ điện Việt Nam phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm sản xuất nông nghiệp nước ta.

43

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 45)