Chính sách về hoạt động nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 102 - 104)

Hoạt động nghiên cứu khoa học đóng một vai trò rất quan trọng, mang tính chất quyết định tới sự phát triển các công nghệ cơ điện nông nghiệp.

Mục tiêu: Tạo điều kiện triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ lĩnh vực cơ điện nông nghiệp, gắn kết hoạt động nghiên cứu và chuyển giao được các thành tựu vào sản xuất.

98

Giải pháp: Để hoạt động nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp nói chung và cơ điện nông nghiệp nói riêng đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, của thực tiễn sản xuất. Các bộ, ngành, chính quyền tỉnh Nghệ An cần ban hành chính sách dành cho nghiên cứu trên địa bàn tỉnh:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nghiên cứu thực hiện các đề tài dự án cấp Nhà nước, cấp Bộ triển khai các nội dung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh;

- Có cơ chế phối hợp tốt với Bộ Khoa học và Công nghệ để hình thành, triển khai các dự án khoa học và công nghệ ở các khâu trước, trong và sau thu hoạch;

- Có cơ chế phối hợp có hiệu quả với Bộ Nông nghiệp và PTNT trong việc đề xuất, phê duyệt các nhiệm vụ khoa học trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp, tập trung giải quyết những vấn đề kỹ thuật đang bức xúc của bà con nôn dân trên địa bàn tỉnh;

- Phối hợp cùng văn phòng các chương trình khoa học công nghệ nhà nước (KC). Đặc biệt là chương trình KC.07/06 – 10 “Phát triển và ứng dụng công nghệ phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn” trong việc hình thành và triển khai các đề tài, dự án phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển các công nghệ mới ở Nghệ An;

- Có cơ chế phối hợp cùng Viện cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, cơ quan nghiên cứu đầu ngành của cả nước về lĩnh vực cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch được tiến hành tìm hiểu, khảo sát, đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại của sản xuất tập trung ở các khâu trước, trong và sau thu hoạch;

- Duy trì tốt mối liên hệ giữa 3 nhà: Nhà nước - Nhà khoa học – Nhà nông, từ mối quan hệ này các vấn đề vướng mắc trong thực tế sản xuất được phát hiện, từ đó hình thành các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

- Ban hành quy chế hoạt động khoa học công nghệ cho tỉnh Nghệ An trên cơ sở Luật Khoa học và Công nghệ, Luật chuyển giao công nghệ, chiến lược phát triển nông nghiệp Nghệ An giai đoạn 2010 – 2020, đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc thù của sản xuất nông nghiệp ở Nghệ An;

99

- Ban hành, giám sát việc thực hiện quy chế phối hợp giữa Sở KH & CN, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp &PTNT trong việc quản lý các hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp, điều hành các hoạt động phối hợp này do lãnh đạo UBND tỉnh phụ trách (Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách nông nghiệp). Trung tâm của sự phối hợp này là Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Nghệ An. Nhiệm vụ của các bên được phân công rõ ràng, đúng chức năng, nhiệm vụ và chuyên môn:

+ Sở Khoa học và Công nghệ phụ trách công tác đề xuất, tuyển chọn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chỉ đạo Trung tâm ứng dụng công nghệ trực thuộc triển khai hoạt động chuyển giao công nghệ;

+ Sở Kế hoạc đầu tư chịu trách nhiệm về kế hoạc tài chính cho các hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh;

+ Sở Tài chính chịu trách nhiệm về cung cấp tài chính, giám sát các hoạt động tài chính;

+ Sở Nông nghiệp và PTNT với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực ở địa phương chịu trách nhiệm về chuyên môn, về hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 102 - 104)