Các hình thức chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 27)

Cũng như chuyển giao công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nói chung, hoạt động chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp cũng sử dụng các các

phương pháp chủ yếu sau:

- Hình thức chuyển giao công nghệ thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ, tham quan, hội thảo đầu bờ

Hình thức này được nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan quản lý sử dụng khá phổ biến và rộng rãi ở nhiều nơi, nhiều vùng khác nhau. Hầu hết các mô hình xây dựng trong khuôn khổ các Chương trình nông thôn, miền núi; Chương trình khuyến nông, khuyến công với các công nghệ sử dụng ở diện rộng cho nhiều hộ, nhiều nhóm hộ đều sử dụng hình thức này ví dụ như kỹ thuật sử dụng máy trên đất dốc, kỹ thuật sử dụng các công cụ, máy thu hoạch lúa, ngô, kỹ thuật sử dụng thiết bị sấy hạt, sấy quả ở các vùng chuyên canh... Sau khi nghe xong, dân tự thực hành sản xuất theo công nghệ mới, cán bộ dự án chỉ đóng vai trò chỉ đạo kỹ thuật.

- Hình thức chuyển giao công nghệ bằng hướng dẫn vận hành trực tiếp tại chỗ.

Hình thức này thường áp dụng đối với những công nghệ là những thiết bị, công nghệ mới có kèm theo qui trình công nghệ sản xuất, trong đó để thành công còn phù thuộc nhiều yếu tố mang tính bí quyết, hoặc phải điều chỉnh công nghệ theo nguyên liệu đầu vào và yêu cầu sản phẩm đầu ra của từng địa phương. Hình thức này thường được áp dụng trong bảo quản-chế biến nông sản. Cán bộ chuyển giao thường phải cùng dân tổ chức vận hành, cùng đúc rút kinh nghiệm sau mỗi mẻ/đợt sản xuất để cùng xác định qui trình công nghệ phù hợp nhất, tạo được sản phẩm có chất lượng nhất, chi phí hợp lý nhất. Ở trường hợp này chỉ hướng dẫn lý thuyết đơn thuần thường không giải quyết được.

- Hình thức chuyển giao trọn gói (chìa khoá trao tay):

Đây là hình thức chuyển giao thường gặp trong hoạt đồng chuyển giao cơ điện nông nghiệp. Các công nghệ ở đây thường mang tính hệ thống thiết bị

23

đồng bộ, qui mô sản xuất mang tính công nghiệp, sản phẩm tạo ra là sản phẩm hàng hoá. Ví dụ như chuyển giao dây chuyền thiết bị chế biến hạt giống, dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến thức ăn chăn nuôi, dây chuyền thiết bị chế biến chè đóng gói... Ở hình thức này, bên chuyển giao chịu trách nhiệm toàn bộ từ thiết kế mặt bằng, thiết kế chế tạo thiết bị, lắp đặt, chạy thử, điều chỉnh chế độ công nghệ... để ra sản phẩm cuối cùng theo đúng chỉ tiêu chất lượng đề ra. Sau khi hoàn thành toàn bộ hệ thống, bên chuyển giao tổ chức hướng dẫn sử dụng thiết bị qui trình công nghệ qua một vài mẻ sản xuất thử, sau đó bàn giao cho cơ sở.

- Hình thức chuyển giao hướng dẫn từng khâu, tạo cho nông dân phương pháp suy nghĩ và cùng tham gia.

Hình thức này được nhiều tổ chức quốc tế sử dụng. Họ hướng dẫn từng khâu, từng công đoạn để nông dân học hỏi, cùng tham gia vào quá trình chuyển giao công nghệ. Có một số dự án thuộc Chương trình nông thôn, miền núi áp dụng hình thức này và tương đối thành công. Tuy nhiên hình thức này chưa được áp dụng nhiều trong hoạt động chuyển giao cơ điện nông nghiệp vì khoảng cách giữa công nghệ chuyển giao với trình độ hiểu biết của nông dân còn xa.

- Hình thức phổ biến kỹ thuật tiến bộ qua các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí, tờ rơi...

Hình thức này phát triển nhanh những năm gần đây theo tốc độ phát triển của công nghệ thông tin, viễn thông, truyền hình. Các đài phát thanh, đài truyền hình trung ương và địa phương đều mở các chuyên mục hàng tuần giới thiệu những kỹ thuật tiến bộ mới như các chương trình “Bạn của nhà nông”, “chương trình KCT”, “nhà nông cần biết”... trong đó có nhiều hình thức thể hiện như giới thiệu chung mang tính cập nhật công nghệ mới, tổ chức giới thiệu chi tiết qui trình công nghệ mới, tổ chức các buổi toạ đàm trên truyền hình, các cuốn sách mỏng giới thiệu có hình ảnh các kỹ thuật tiến bộ...nhằm cung cấp tối đa thông tin cho nông dân ở nhiều địa phương khác nhau. Tuy nhiên ở hình thức này có tác dụng nhất định đối với các kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt, chăn nuôi, còn đối với mảng cơ điện nông nghiệp mới có tác dụng

24

thông tin đơn thuần để nông dân biết được những công nghệ mới hữu ích, địa chỉ cần liên lạc ở đâu... còn áp dụng thì vẫn phải có sự tham gia trực tiếp của các nhà khoa học.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)