Các công nghệ cơ điện nông nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 39)

cây trồng, nâng cao hiệu quả

Việt Nam đang thực hiện sự nghiêp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp. Một phần là do tốc độ đô thị hóa ở nước ta diễn ra nhanh, thiếu quy hoạch. Mặt khác, diện

35

tích đất nông nghiệp bị các địa phương thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, kêu gọi các dự án đầu tư trong và ngoài nước.

Đứng trước thực trạng đó, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, các địa phương cần có các chính sách, kế hoạch để đối phó, thích ứng với thực tế đó. Ngoài việc chúng ta phải xác định diện tích cho các cây trồng chủ yếu, vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, đảm bảo an ninh lương thực. Để thực hiện mục tiêu đó, có nhiều giải pháp đồng bộ được sử dụng, nhiều chương trình quốc gia được hình thành như chương trình giống cây trồng, chương trình phân bón, chương trình bảo quản, chế biến lâm sản.

Tuy vậy, những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ nêu trên chưa thỏa mãn được nhu cầu của thực tiễn sản xuất. Với đặc điểm canh tác, thâm canh, thu hoạch của nông nghiệp nước ta lạc hậu so với các nước trên thế giới. Với yêu cầu như vậy, trong những năm qua, ngành khoa học nông nghiệp nói chung, ngành cơ điện nông nghiệp đã từng bước ứng dụng những thành tựu trong nghiên cứu – triển khai, các kết quả nghiên cứu từng bước đã ứng dụng vào sản suất trong các khâu: làm đất, gieo cấy, thu hoạch, chế biến lúa, ngô.

Các thiết bị và công nghệ cơ điện trong nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, trợ giúp người sản xuất giải quyết các vấn đề bức xúc từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và cuối cùng là bảo quản nông sản. Từ khâu làm đất, các công nghệ và thiết bị mới đã giúp người lao động giải phóng được lao động nặng nhọc thông qua các biện pháp truyền thống (cày bằng trâu bò, cuốc đất bằng tay) thông qua các phương pháp làm đất bằng máy, tính đến nay máy móc và thiết bị đã giải quyết được khoảng 60% diện tích đất gieo trồng. Trong khâu gieo trồng, các công nghệ mới như mạ khay, mạ thảm đã dần thay thế cho công nghệ gieo mạ truyền thống, làm tiền đề cho việc đưa các máy cấy thay thế cho con người ở những vùng đồng bằng, diện tích canh tác lớn. Trong khâu thu hoạch, các máy liên hợp thu hoạch đã từng bước giải quyết vấn đề thu hoạch lúa, thay thể phương pháp thủ công, năng suất lao động tăng nhanh, giá thành hạ và giảm thiểu được rủi ro do thời tiết.

36

Tóm lai, các công nghệ cơ điện nông nghiệp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tạo ra lợi nhuận cao hơn cho người sản xuất, từng bước giải quyết những vấn đề kỹ thuật còn tồn đọng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)