Những điểm mạnh

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 84 - 87)

Các chủ trương lớn Đảng và chính sách của Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn đã thể hiện rõ sự nhìn nhận, đánh giá đúng và quan tâm đối với nền nông nghiệp còn non kém và lạc hậu của chúng ta. Cụ thể hóa những chủ trương đó chính quyền các cấp đã đề ra những chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của thị trường, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Hệ thống các chính sách liên quan đến phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp (đã nêu ở trên) được Chính phủ, Ủy ban nhân (UBND) tỉnh

80

Nghệ An ban hành, các chính sách này đã đi vào cuộc sống, đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân, các hợp tác xã, các nông trường được tiếp cận và vay vốn để sản xuất kinh doanh.

Như vậy, chính sách này đã giải quyết được các vấn đề lớn của sản xuất: - Việc ban hành các chính sách cho thấy lãnh đạo chính quyền địa phương đã nhận thức đúng vai trò của công nghệ cơ điện nông nghiệp đối với sản xuất nông nghiệp, sự quan tâm tạo điều kiện cho việc ứng dụng công nghệ cơ điện nông nghiệp trên địa bàn Nghệ An;

- Vốn đầu tư máy móc thiết bị cho sản xuất: Đối với nông nghiệp, nông thôn, bà con nông dân có thu nhập rất thấp, khả năng đầu tư trang bị máy móc thiết bị, công nghệ, vật tư nông nghiệp để sản xuất là rất hạn hẹp. Các chính sách đã phần nào giải tỏa được những khó khăn đó. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An, kể từ khi UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 5005/QĐ.UB.NN ngày 12/12/1998, theo đó bà con nông dân được vay 2/3 giá trị máy cày đa chức năng trong thời gian 3 năm mà không phải trả lãi với số tiền 7210 triệu đồng, đến ngày 31/12/2005 khi hiệu lực của Quyết định này kết thúc 2.761 máy cày đa chức năng được trang bị từ nguồn vốn vay này, nâng tỷ lệ làm đất bằng máy cày cho đất trồng lúa từ 1,5% diện tích lên gần 40% năm 2006. Đến thời điểm này các hộ dân đã được vay từ các chính sách này 9.190 triệu đồng, trang bị được 71 máy gặt đập liên hợp, 100 máy hái chè;

- Giải quyết được vần đề lớn của cơ điện nông nghiệp: đối với nền sả n xuất nông nghiệp hiện đại, các khâu sản xuất phải được cơ giới hóa đồng bộ, các thành tựu KH&CN được ứng dụng một cách đồng bộ theo quy trình khép kín: Làm đất – gieo trồng – chăm sóc – tưới tiêu – thu hoạch – sơ chế bảo quản sau thu hoạch. Bằng các nguồn vốn vay, bằng hệ thống chuyển giao công nghệ, các công nghệ và thiết bị được trang bị từng bước đã nâng cao năng lực sản xuất, từng bước hiện đại hóa nền sản xuất nông nghiệp;

- Ngoài việc góp phần nâng cao năng lực sản xuất, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về CNH, HĐH hóa nông nghiệp, nông thôn.

81

Các vấn đề xã hội khác cũng tác động không nhỏ đến cơ điện nông nghiệp như diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, tác động của biến đổi khí hậu, chủ trương xây giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế. Các yếu tố này cũng đã gây áp lực không nhỏ đến cơ điện nông nghiệp, nó đòi hỏi phải có những thiết bị và công nghệ tương thích, đáp ứng sự thay đổi của địa phương khi quy hoạch sản xuất, quy hoạch kinh tế - xã hội thay đổi. Cơ cấu cây trồng thay đổi, các công nghệ sản xuất đối với từng loại cây trồng là khác nhau, đòi hỏi có công nghệ cơ điện nông nghiệp phù hợp. Khi các chính sách về tài chính ra đời, nó đã giải quyết được một phần nhu cầu về vốn để đầu tư cho các công nghệ và thiết bị nói trên;

- Sức ép của thị trường lên chất lượng nông sản ngày càng cao, xu hướng cánh kéo ngày càng được thể hiện rất rõ. Với Việt Nam, một nước đang phát triển, đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, hàng hóa nông sản chúng ta xuất khẩu ra thị trường thế giới chủ yếu là dạng thô, chưa qua chế biến, hàm lượng khoa học và công nghệ kết tinh trong đó thấp. Vấn đề được đặt ra là cần phải có công nghệ và thiết bị sản xuất nhằm nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa, hàng hóa bán ra thị trường nước là hàng hóa đã chế biến, cần phải có các công nghệ mới được ứng dụng trong các khâu sản xuất trước – trong và sau thu hoạch, đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến, các công nghệ chế biến cũng cần phải đổi mới. Để giải quyết vần đề này, ngoài thị trường công nghệ tốt, nhận thức của người dân cần được nâng cao, các chính sách tài chính cũng đã góp phần tháo gỡ ván đề vốn của sản xuất nông nghiệp;

- Nhờ có nguồn vốn vay từ việc thực hiện các chính sách hỗ trợ bà con nông dân vay vốn để mua máy móc, thiết bị, vật tư nông nghiệp của Trung ương và địa phương. Máy móc, thiết bị và công nghệ cơ điện được trang bị nhiều hơn, đáp ứng được phần lớn yêu cầu của sản xuất. Từ kết quả đó, sức lao động nặng nhọc của ngưới nông dân được giải phóng, bên cạnh đó lao động nông nghiệp dư thừa có thể chuyển sang lao động ở các lĩnh vực khác khi địa

82

“Nhờ các chính sách hỗ trợ về tài chính như Quyết định 497/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhiều hộ nông dân đã vay vốn trang bị máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất”

PV- Ông Trần Văn Lâm, Hộ làm dịch vụ ở Xã Nam Thành, Yên Thành, Nghệ An

phương phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất. Mặt khác, công nghệ cơ điện cũng có thể các công nghệ mới tạo ra nhiều ngành nghề mới cho nông thôn giải quyết được công ăn việc làm cho lao động tại chỗ, tạo ra hiện tượng di chuyển lao động giữa các ngành sản xuất tại địa phương;

- Vấn đề tài chính được đáp ứng, thông qua các hoạt động chuyển giao, làm chủ các công nghệ cơ điện nông nghiệp không những nâng cao hiệu quả sản xuất, nó còn góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, nâng cao mức sống, thông qua đó điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương cũng được nâng lên, tạo tiền đề cho phát triển các ngành khác, các lĩnh vực khác;

- Đầu ra của công nghệ và thiết bị được giải quyết thông qua tác động của hệ thống chính sách, kích thích ứng dụng công nghệ vào thực tế sản xuất;

- Cuối cùng, sự phát triển của công nghệ cơ điện nông nghiệp bằng sự lan tỏa chính sách đã tạo ra sự phân biệt đối xử, đối tượng hưởng lợi trực tiếp là bà con nông dân. Các đối tượng khác như các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp kinh doanh máy móc, thiết bị nông nghiệp cũng được khích lệ phát triển, các ngân hàng được thực hiện các chủ trương, tạo được chỗ đứng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)