Giải phóng sức lao động nặng nhọc cho nông dân

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 41)

Các phương pháp thâm canh, sản xuất nông nghiệp truyền thống, lạc hậu so với thế giới của nông nghiệp Việt Nam áp đặt cho người lao động một cường độ lao động lớn, đầy rủi ro, năng suất lao động không cao, hiệu quả thấp. Trong những năm gần đây, thông qua các kênh chuyển giao trực thuộc hệ thống các cơ quản lý vể quan khoa học và công nghệ (các trung tâm xúc tiến, chuyền giao công nghệ trực thuộc các sở khoa học và công nghệ ở địa phương), các sở nông nghiệp và PTNT, các Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư ở các cấp, các công nghệ mới trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp từng bước được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Các công nghệ và thiết bị cơ điện nông nghiệp đã giải quyết được cơ bản khâu làm đất, hơn 60% diện tích đất canh tác hiện nay đã được làm bằng máy, các ký thuật làm đất mới cũng được áp dụng làm cho diện tích cây trồng tăng lên, thời gian canh tác dần được rút ngắn, lồng ghép mùa vụ được áp dụng. Ở các vùng có diện tích trồng lúa lớn như Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, hiện nay các hộ và liên hộ gia đình đã sử dụng các loại máy gặt rải hàng, máy gặt đập liên hợp để thu hoạch, nó đã giải phóng rất nhiều sức lao động của bà con nông dân, rút ngắn được 70% thời gian thu hoạch. Theo truyền thống, bà con nông dân làm sạch, làm khô nông sản chủ yếu bằng thủ công, bằng các công cụ hết sức thô sơ, làm khô chủ yếu là phơi nắng, các máy móc thiết bị đã giải quyết được những tồn đọng này. Hiện nay, hầu hết bà con nông dân đã sử dụng các máy tuốt lúa, làm sạch, các máy sấy nông sản để làm khô. Các công nghệ này đã làm chất lượng nông sản được nâng cao, giảm được tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch, giảm bớt sự phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 41)