Những điểm yếu

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 87)

Một chính sách dù có tiến bộ đến đâu, có thể thành công nhất định, sự lan tỏa và tác động của nó dù lớn đến đâu thì nó cũng có hai mặt. Một mặt là những ưu điểm, mặt tích cực của nó đến sự biến đổi xã hội do chính sách tạo ra. Mặt khác, chính là những hạn chế, những điểm yếu của nó trong quá trình thực hiện, sự tác động của nó dẫn đến sự biến đổi xã hội. Chính sách liên quan đến phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp mang đặc điểm và cấu trúc của chính sách xã hội, bên cạnh những điểm mạnh đã phân tích ở

83

mục 3.1, các chính sách này cũng tồn tại một số khiếm khuyết gây khó khăn cho quá trình thực hiện, khó đạt được kết quả như mục tiêu đề ra.

Các khiếm khuyết của chính sách liên quan đến sự phát triển của công nghệ cơ điện nông nghiệp có nhiều nguyên nhân, có thể do năng lực, sự chủ quan của các cơ quan xây dựng chính sách, cũng có thể do mục tiêu của chính sách chưa phù hợp với đối tượng tác động của chính sách, có thể phương tiện tác động của chính sách chưa phù hợp với mục tiêu của chính sách .v.v...

Bằng sự khảo sát trên địa bàn tỉnh Nghệ An, kết hợp với nghiên cứu các tài liệu, các báo của các sở ban ngành về tình hình thực hiện cách chính sách tác động đến phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp, có thể rút ra một số điểm yếu như sau:

- Mục tiêu tác động của chính sách chính là nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp thông qua việc trang bị máy móc, thiết bị và công nghệ mới, kích cầu cho ngành cơ khí nông nghiệp, thúc đẩy mọi hoạt động nghiên cứu – triển khai. Đối tượng hưởng lợi trực tiếp của chính sách là bà con nông dân hiện đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất. Đặc điểm kinh tế - xã hội của từng vùng là hết sức khác nhau, đặc điểm khí hậu, địa hình và tập quán canh tác cũng hết sức khác nhau. Tuy nhiên, các công cụ của chính sách chưa tác động đúng các loại đối tượng, chưa có sự phân biệt giữa đồng bằng và miền núi, mức độ dân trí, điều kiện kinh tế xã hội. Theo báo cáo của Hội cơ khí Nông nghiệp Việt Nam kiến nghị chính phủ ghi rõ “ các chính sách chưa tác động nhiều đến các đối tượng, dựa vào đặc điểm vùng miền, thu nhập nên trong quá trình triển khai hiệu quả chưa cao”;

- Các nghị định, nghị quyết, quyết định hỗ trợ bà con nông dân vay vốn bao gờ cũng bao gồm một danh mục máy móc thiết bị được hỗ trợ. Căn cứ vào danh mục này UBND các xã nơi người có nhu cầu mua máy móc, thiết bị sẽ xác nhận họ là đối tượng được hưởng ưu đãi của chính sách trước khi họ cầm hồ sơ đến ngân hàng vay vốn. Các ngân hàng thực thi chính sách (do ngân hàng nhà nước ủy quyền) sẽ căn cứ vào danh mục này để cho vay vốn, tùy thuộc máy móc đó là gì ngân hàng sẽ thực hiện việc cho vay. Thực tế cho thấy danh

84

Hệ thống chính sách hiện hành chưa đồng bộ, chưa tác động tác nhân chính cản trở sự phát triển công nghệ, các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Nghệ An.

Nguyễn Ngọc Thư, Phó giám đốc Trung tâm khuyên nông Huyện Yên Thành

mục máy móc, thiết bị, vật tư chưa đáp ứng đầy đủ về chủng loại so với nhu cầu. Trong văn bản kiến nghị của Hội cơ khí nông nghiệp Việt Nam trình lên Chính phủ đề nghị điều chỉnh Quyết định 497/QĐ-TTg ngày 17/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn có ý kiến “Đề nghị bổ sung thêm một số máy móc thiết bị, phụ thuộc vào từng địa phương, nhu cầu của nhân dân, tùy theo sản phẩm của địa phương để bổ sung danh mục.”;

- Đối với công nghệ cơ điện nông nghiệp có những vùng hiện nay đang ở tình trạng trắng về công nghệ, cần có danh mục, cơ chế cụ thể để vùng đó trang bị từng bước các công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất, năng lực của người sử dụng công nghệ và thiết bị;

- Hiện trạng công nghiệp chế tạo trong nước còn nhiều hạn chế, một số máy móc thiết bị trong nước chế tạo chất lượng thấp kém, số lượng còn hạn chế, thậm chí là chưa chế tạo được. Do đó, chính sách quy định máy móc thiết bị được hỗ trợ phải là hàng hóa sản xuất trong nước đã hạn chế bà con nông dân mạnh dạn đầu tư;

- Qua nghiên cứu tài liệu của các cơ quan quản lý ở Trung ương và địa phương, kết hợp với kết quả phỏng vấn tại địa phương với 66% số phiếu điểu tra khẳng định những hạn chế của các chính sách hỗ trợ bà con nông dân mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Phần thủ tục để được vay vốn vẫn còn rờm rà, phức tạp. Bà con nông dân muốn vay vốn cần phải có xác nhận của chính quyền địa phương, cần phải có tài sản thế chấp. Điều kiện thế chấp đã cản trở bà con nông dân tiến hành vay vốn, vì mỗi gia đình nông dân tài sản lớn nhất của họ thường là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ), khi đó họ chỉ được vay vốn dưới hình thức nào cũng chỉ được một lần. Một điều kiện khác

85

để được vay vốn là chỉ được vay ưu đãi một lần, đã được ưu đãi ở chính sách này thì không được ưu đãi ở chính sách khác, dù máy móc họ cần mua là máy móc, thiết bị khác. Các điều kiện này cũng cản trở không nhỏ hoạt động mua bán máy móc, thiết bị và công nghệ cơ điện nông nghiệp đáp ứng yêu cầu của các gia đình, bà con nông dân phục vụ sản xuất;

- Đối với sản xuất nông nghiệp, điều kiện sản xuất mang tính mùa vụ, kết quả của sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết và tác động lớn của thiên tai, địch họa. Cây trồng nào thì tối đa mỗi năm cũng chỉ thu hoạch được hai vụ/năm. Thực tế này đặt ra vấn đề thời gian thu hồi vốn đầu tư cho sản xuất. Theo quy định, các hộ nông dân vay vốn chỉ được tối đa là 3 năm thì các hộ dân sẽ không dám đầu tư vì thời gian đó khổng thể thu hồi đủ vốn. Theo các chuyên gia của ngành nông nghiệp, Hội cơ khí nông nghiệp Việt Nam thì Chính phủ, các Bộ ngành, UBND các tỉnh cần điều chỉnh các chính sách hỗ trợ tài chính theo hướng kéo dài thời gian hỗ trợ lãi suất và hoàn vốn vay;

- Phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp không những cần có những chính sách về tài chính, khoa học và công nghệ, tổ chức chuyển giao công nghệ dành riêng cho lĩnh vực cơ điện nông nghiệp. Điểm yếu của các chính sách hiện hành còn thể hiện ở chỗ nó chưa có hoặc có nhưng rất ít chính sách tập trung tác động vào các yếu tố cản trở quá trình phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp, các yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ với công nghệ cơ điện nông nghiệp;

- Một yếu điểm cố hữu của hệ thống các chính sách hiện hành đó là thời hạn hiệu lực của chính sách, hầu hết các chính sách đã ban hành là chính sách trung hạn và ngắn hạn (có chính sách có thời hạn 1 năm như Quyết định 497/QĐ-TTg). Trong khi đó, nhu cầu phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp là mang tính liên tục và liên tục phát triển;

- Sự tương tác giữa các chính sách cũng còn nhiều hạn chế, các chính sách chưa hỗ trợ được cho nhau để cùng phát huy hiệu quả khi áp dụng vào thực tế sản xuất. Có một thực tế, sau khi một chính sách lớn của Nhà nước ban hành,

86

một thời gian rất lâu sau các Bộ, ngành, chính quyền các cấp mới ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai, áp dụng của chính sách;

- Chính sách hiện hành chưa tác động đến ý thức của lãnh đạo, chính quyền địa phương về vai trò, sự cần thiết phải phát triển công nghệ cơ điện trong sản xuất. Mặt khác, các chính sách chưa thể hiện được mục tiêu, nội dung và các bước đi của một quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của địa phương cung như quy hoạch phát triển theo từng giai đoạn của nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)