Giải pháp thúc đẩy hoạt động thông tin, tuyên truyền

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 106)

Mục tiêu: Cung cấp thông tin đầy đủ về các công nghệ cơ điện nông nghiệp

Giải pháp: Để thực hiện được mục tiêu của chính sách, cần có các giải pháp: - Xác định công tác thông tin, tuyên truyền về công nghệ cơ điện nông nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh;

102

- Nhà nước, chính quyền địa phương đầu tư một lượng kinh phí để biên tập, in ấn và phát hành các tờ tơi, catalogue giới thiệu các máy móc, thiết bị, công nghệ đến tận tay các hộ dân, các hợp tác xã;

- Xây dựng các chương trình chuyên đề giới thiêu về kỹ thuật và công nghệ cơ điện nông nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và của tình Nghệ An;

- Thông qua hệ thống khuyến nông, khuyến ngư tổ chức các buổi tọa đàm, tập huấn đầu bờ giới thiệu về công nghệ và thiết bị mới.

103

KẾT LUẬN

1.Phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp là một trong những yếu tố hàng đầu để đẩy nhanh tiến trình CNH,HĐH nông nghiệp và nông thôn ở Nghệ An nói riêng. Trong đó chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp cần được quan tâm đặc biệt, bởi nội dung của nó là là đưa vào sản xuất những thiết bị và công nghệ cơ điện khí hoá, các qui trình thâm canh, các dây chuyền sản xuất nông sản có chất lượng cao, các kỹ năng khai thác sử dụng thiết bị máy móc nông nghiệp... nhằm thay đổi cơ bản công cụ và phương thức sản xuất trong nông nghiệp, phát triển nhanh và bền vững sản xuất nông nghiệp các khâu trước, trong và sau thu hoạch, góp phần xoá đói giảm nghèo, an toàn lương thực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn.

2. Hoạt động chuyển giao công nghệ cơ điện vào sản xuất nông nghiệp ở Nghệ An thời gian qua đã đạt được những thành tựu nhất định, hình thành một số mô hình ứng dụng công nghệ cơ điện mới có hiệu quả trong khâu sản xuất nông nghiệp và chế biến nông lâm sản, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất lao động nông nghiệp, tăng giá trị nông sản hàng hoá, cải thiện đời sống nhân dân trong vùng;

Tuy nhiên, so với tiềm năng và nhu cầu rất lớn của thực tế sản xuất, kết quả và khả năng đáp ứng của hoạt động chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp ở khu vực này còn rất hạn chế. Các công nghệ được chuyển giao áp dụng vào sản xuất còn đơn lẻ về số lượng, đơn điệu về chủng loại, trình độ công nghệ chưa cao và nhất là còn rất thiếu các công nghệ phù hợp với đặc thù của địa bàn trung du, miền núi. Các các công nghệ cơ điện nông nghiệp được chuyển giao chủ yếu thông qua các chương trình/dự án có hỗ trợ của nhà nước. Hiện nay, mức độ trang bị cơ điện khí hoá trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản đang ở mức thấp nhất so với cả nước.

3. Tham gia và đóng vai trò quyết định trong hoạt động chuyển giao công nghệ cơ điện ở là các yếu tố : tác động của hệ thống chính sách, năng lực bên chuyển giao, năng lực bên tiếp nhận, vai trò hỗ trợ của các tổ chức

104

quản lý và trung gian. Các yếu tố này trong thời gian vừa qua đã có nhiều cố gắng, phối hợp với nhau trong hoạt động chuyển giao cơ điện nông nghiệp cho Nghệ An và đã đạt được những thành tựu nhất định, một số mô hình ứng dụng kỹ thuật tiến bộ đã và đang phát huy có hiệu quả trong sản xuất;

Tuy nhiên, qua phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động chuyển giao công nghệ cơ điện tại tỉnh Nghệ An thời gian qua cho thấy hệ thống chuyển giao còn nhiều tồn tại. Năng lực và vai trò của các bên còn nhiều hạn chế. Bên chuyển giao công nghệ bao gồm các viện, trường, các doanh nghiệp cơ khí chuyên ngành cơ điện nông nghiệp hiện đang gặp nhiều khó khăn cả về nguyên nhân chủ quan, cả về nguyên nhân khách quan trong việc tạo ra được các công nghệ cơ điện mới phù hợp cũng như năng lực tổ chức chuyển giao có hiệu quả công nghệ mới vào thực tế sản xuất;

Bên tiếp nhận công nghệ là các chủ thể sản xuất nông nghiệp ở Nghệ An, một địa bàn hiện mà điều kiện và năng lực tiếp thu công nghệ cơ điện nông nghiệp có khó khăn về điều kiện tự nhiên (đất đai chia cắt, địa hình đồi núi dốc...), về điều kiện xã hội (tập quán canh tác, trình độ dân trí...), về điều kiện kinh tế (mức sống, vốn đầu tư, nhân lực kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ...). Các tổ chức quản lý và trung gian là các Cục, Vụ, Sở chuyên ngành, hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, các tổ chức chính quyền địa phương, các hiệp hội quần chúng...cũng còn rất nhiều hạn chế, cả về năng lực chuyên môn, cả về vai trò quản lý, chỉ đạo và đặc biệt là kết nối, xúc tác, hỗ trợ cho hoạt động chuyển giao công nghệ.

Hệ thống chính sách trong chuyển giao công nghệ nông nghiệp cũng còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chưa thể hiện được vai trò kết nối, hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi để khai thác, phát huy hết tiềm năng của các bên tham gia trong hoạt động chuyển giao công nghệ cơ điện trên địa bàn Nghệ An.

4. Để thúc đẩy hoạt động phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp cho Nghệ An, cần có các chính sách, biện pháp tác động đến từng yếu tố, tăng cường năng lực cho từng yếu tố và cả hệ thống vừa khai thác hết tiềm năng,

105

lực lực, vừa hạn chế những tồn tại, từng bước đưa hoạt động chuyển giao cơ điện nông nghiệp trong vùng ngày càng ổn định, không ngừng mở rộng phạm vi phục vụ, gắn kết chặt chẽ công tác nghiên cứu với thực tiễn sản xuất, phát huy có hiệu quả các thành tựu khoa học-công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 106)