Phân tích chính sách

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 35 - 38)

Bất kỳ một chính sách nào sau khi ban hành cũng trải qua những giai đoạn hiệu lực khác nhau, có những tác động và những hệ lụy xã hội hết sức khác nhau, khi thì diễn biến phù hợp với ý đồ của chủ thể chính sách, khi thì

31

không thực sự phù hợp, khi thì không thật sự phù hợp, thậm chí đi ngược lại với ý đồ ban đầu. Chính vì vậy, người quản lý phải luôn luôn phải phân tích chính sách. Phân tích chính sách là công việc thường xuyên của họ, bởi vì người quản lý phả thường xuyên cập nhật tình hình thực hiện chính sách, để biết những biến động xã hội liên quan những tác động của chính sách, và cuối cùng để biết được khi nào cần điều khiển chính sách, thậm chí phải thay đổi hoàn toàn một chính sách. Chúng ta cần phải phân tích chính sách vì những mục đích sau:

- Nhận biết được hiệu quả của một chính sách;

- Đánh giá được mức độ hiệu lực của một chính sách;

- Phát hiện được những vấn đề của chính sách và nhu cầu đổi mới chính sách; - Lựa chọn quyết định điều chỉnh chính sách hoặc ban hành chính sách mới, nếu là cơ quan ban hành chính sách;

- Đề xuất khuyến nghị quyết định điều chỉnh chính sách hoặc ban hành chính sách mới, nếu là một tổ chức thực hiện chính sách, hoặc đối tượng thụ hưởng chính sách.

Theo tác giả Vũ Cao Đàm 3

thì “phân tích chính sách là xem xét chính sách từ nhiều giác độ khác nhau, để phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của chính sách để nhằm vào các mục đích sử dụng khác nhau

Với người sử dụng chính sách, người bị chính sách tác động thì việc phân tích chính sách sẽ giúp tìm được những điểm có lợi, những bất cập của chính sách. Tuy nhiên, noi phân tích chính sách là công việc thường xuyên, song nó cũng có thể thực hiện trong những mốc thời gian nhất định. Trong thực tế người ta thường phân tích chính sách trong các tình huống:

- Phân tích trước khi ban hành chính sách;

- Phân tích sau khi ban hành chính sách một thời gian nào đó; - Phân tích ngẫu nhiêm;

- Phân tích chính sách sau một số năm thực hiện

3

32

Các bước phân tích chính sách khác nhau, tùy thuộc yêu cầu, phân tích chính sách hiện hành, hay phân tích một chính sách trước khi quyết định ban hành. Thực tế, phân tích một chính sách hiện hành chủ yếu chỉ thực hiện theo đúng tư tưởng chính sách của cấp trên, còn phân tích một chính sách trước khi ban hành thì chỉ có chủ thể chính sách và các cơ quan truyền thông mới cần biết đến.

Các công cụ chính sử dụng để phân tích chính sách không có gì đặc biệt hơn là các phương pháp nghiên cứu xã hội học, được các nhà nghiên cứu xã hội trình bày trong nhiều công trình đã xuất bản khắp thể giới về phương pháp luận nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu xã hội học nói riêng. Chúng ta có thể áp các phương pháp nghiên cứu trong công việc phân tích chính sách như sau:

- Khảo sát thực địa: khảo sát chính sách không giống như khảo sát thị trường. Nếu trong khảo sát thị trường hầu như các yếu tố cần quan tâm thể hiện rõ, còn trong khảo sát chính sách các yếu tố không thể hiện một cách rõ ràng, mà người khảo sát phải tìm hiểu, quan sát những hệ lụy kiến tạo xã hội, mà khảo sát kiến tạo xã hội là một công việc rất khó khăn.

- Nghiên cứu tham dự: Trong phương pháp này, người nghiên cứu cần phải dấn thân trong cuộc sống xã hội, tự mình cảm nhận đời sống xã hội như một người trong cuộc. Đây thực sự là một phương pháp có hiệu quả để phân tích chính sách.

- Phỏng vấn và phỏng vấn sâu (Phương pháp này được luận văn lựa chọn): phỏng vấn thường được sử dụng để phát hiện các vấn đề. Còn phỏng vấn sâu là để tiếp tục làm rõ những vấn đề chính sách đã được phát hiện ở bước phỏng vấn.

Trong cả hai trường hợp, việc chọn mẫu phỏng vấn và đặt câu hỏi phỏng vấn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Khi chọn mẫu cần chú ý để mẫu mang đủ tính đại diện.

- Điều tra: trong điều tra chọn mẫu, người nghiên cứu cần thực hiện các công việc sau:

33

+ Đặt giả thuyết điều tra;

+ Xây dựng bảng câu hỏi để điều tra; + Chọn mẫu;

+ Chọn kỹ thuật điều tra;

+ Chọn phương pháp xử lý kết quả điều tra.

- Nghiên cứu tài liệu: Chính sách được viết trong các tài liệu. Các phản ánh về chính sách cũng như các nghiên cứu chính sách rất phong phú trên các phương tiện truyền thông và phi chính thống. Khi phân tích chính sách cần biết khai thác tài liệu, khi phân tích chính sách có hai điểm cần lưu ý:

+ Cố gắng tìm được văn bản gốc hoặc các văn bản chính thống;

+ Trong phân tích chính sách, phải quan tâm các ý kiến trái chiều nhau. Sau khi thực hiện phân tích chính sách, người phân tích phải có báo cáo phân tích chính sách. Báo cáo phân tích chính sách cần phản ánh một cách trung thực kết quả điều tra. Mặt khác, báo cáo phải thể hiện được đầy đủ các hạng mục phân tích. Cuối cùng báo cáo cần đưa ra những kết luận về hiện trạng chính sách, những vấn đề của chính sách (có gì chồng chéo, bỏ sót, hết hiệu lực hoặc phản hiệu lực), đồng thời đưa khuyến nghị về sự cần thiết bổ sung, sửa đổi chính sách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp vấn đề phân tích chính sách vẫn còn nhiều tồn tại. Các cơ quan ban hành chính sách chưa thực hiện tốt việc phân tích chính sách trước và sau khi ban hành. Các đối tượng bị chính sách tác động cũng chưa chú trọng phân tích chính sách để tìm ra những điểm có lợi, những bất cập của chính sách. Đây là một trong những nguyên nhân hạn chế tác động của chính sách phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 35 - 38)