a. Chính sách phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp được đề xuất trên cơ sở vận dụng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã dành được những thành tựu vĩ đại trong xây dựng và phát triển đất nước. Hiện nay, chúng ta đang trên con đướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, hướng tới đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp trong tương lai gần. Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Đảng ta đã xác định đó là một trong những vấn đề quan trọng cần chú trọng giải quyết trong giai đoạn hiện nay. Tại Hội nghị trung ương lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Đảng đã ban hành Nghị quyết số 26 - NQ/TW ban hành Ngày 05/08/2008. Theo quan điểm của đảng "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước".
Đối với cơ điện nông nghiệp, Nghị quyết nêu rõ " Phát triển công nghiệp sản xuất , máy móc thiết bị và công cụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn … ưu tiên hiện đại hóa cơ sở sản xuất, đầu tư nghiên cứu, chế tạo cải tiến các loại máy móc, thiết bị phù hợp với điều kiện Việt Nam… có chính sách khuyến
87
khích việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, hạ giá thành sản phẩm, cùng với chính sách để hỗ trợ nông dân và cơ sở mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất…". Xác định được vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ trong việc giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất. Ngày 23/09/2009 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ/CP về giảm tổn thất sau thu hoạch. Trong phần giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu giảm thiểu tối đa những tổn thất sau thu hoạch từ 11 ÷ 13% xuống 5 ÷ 6 % thông qua các công nghệ cơ điện nông nghiệp:
- Áp dụng cơ giới hóa các khâu làm đất, gieo cấy, chăm sóc, bảo vệ thực vật, hạn chế đến mức thấp nhất lượng thóc giống trên một đơn vị diện tích gieo trồng và thiệt hại do sâu bệnh;
- Thực hiện thu hoạch lúa bằng máy đạt 50% vào năm 2020, trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long đạt 80%, chủ yếu sử dụng máy gặt đập liên hợp có tính năng kỹ thuật cao, mức độ gắt sót dưới 1,5%;
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các loại máy sấy, phù hợp với quy mô, trình độ sản xuất, đảm bảo từ năm 2015 trở đi năng lực sấy lúa cả nước đạt trên 10 triệu tấn/năm. Chú trọng việc đầu tư các hệ thống sấy tiên tiến, gắn với các cơ sở xay xát, dự trữ lương thực lớn;
- Chuyển giao các mẫu hình kho bảo quản lúa, ngô quy mô hộ gia đình theo hướng tiện ích, an toàn. Xây dựng mới và nâng cấp hệ thống kho chứa thóc gạo với tổng tích lượng 4 triệu tấn có công nghệ tiên tiến (trong đó xây dựng mới 2,8 triệu tấn), kết hợp các dịch vụ sấy, làm sạch để có thể thu mua thóc ướt cho dân vào mùa mưa lũ. Cơ giới hóa các kho đạt 80%, với 20% được tự động hóa, nâng cao năng suất lao động và kiểm soát các thông số kỹ thuật trong quá trình bảo quản;
b. Phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ khoa học trọng điểm của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
Thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vai trò của khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt, mang tính chất quyết định đến kết quả. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Chiến lược nghiên cứu khoa học công
88
nghệ nông nghiệp và nông thôn 2006 đến 2020 6. Trong các ưu tiên nghiên cứu về lĩnh vực cơ điện nông nghiệp, chiến lược xác định:
- Công nghệ tự động hóa trong cơ điện nông nghiệp và xử lý sau thu hoạch; - Phát triển nhanh cơ giới hóa các lĩnh vực trọng điểm như canh tác, thu hoạch, chế biến nông sản, chế biến giống, cơ giới vận tải và phục vụ ngành nghề nông thôn;
- Thiết bị và công nghệ chế biến, sản xuất thức ăn chăn nuôi, trang bị chuồng trại chăn nuôi, chế biến và bảo quản thức ăn tươi xanh, lên men;
- Hệ thống bảo quản, vận chuyển có hiệu quả cao;
- Công nghệ tận dụng phế phụ phẩm công nghiệp chế biến và nông nghiệp để sản xuất sản phẩm phân bón sinh học, thức ăn chăn nuôi và các chế phẩm sinh học;
- Công nghệ và thiết bị sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản.
c. Phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp phục vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp là chủ trương của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có tỷ trọng nông nghiệp trong GDP lớn. Vấn đề công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn thông qua cơ giới hóa nổi lên như một nhu cầu cấp bách trong hiện tại và tương lai gần. Điều đó đã được khẳng định trong chủ trương của Tỉnh Đảng bộ:"Đẩy mạnh điện khí hóa, cơ giới hóa, phát triển giao thông nông thôn. Đẩy mạnh và khuyến khích sử dụng các biện pháp thâm canh mới, ứng dụng các công nghệ mới trong các khâu trước, trong và sau thu hoạch nhăm giảm tổn thất sau thu hoạch, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất, giải phóng sức lao động cho bà con nông dân, tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu … Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp trong đó có ngành cơ khí nông nghiệp, bảo quản và chế biến nông - lâm - thủy sản. Khuyến khích các
6
Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn: Báo cáo chiến lược nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp và nông thôn 2006 – 2020
89
thành phần kinh tế đầu tư tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh cơ khí phục vụ nông - lâm - thủy sản, chế biến và bảo quản, sản xuất các máy móc thiết bị và công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp…" (Trích Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Nghệ An lần thứ XVI nhiệm kỳ 2006 – 2010).
Ngày 26/03/2010, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An có Quyết định số 1256/QĐ-UBND.NN phê duyệt “Quy hoạch phát triển cơ khí hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2020”.
Mục tiêu của quy hoạch: Trang bị máy móc cơ điện nông nghiệp từ khâu sản xuất, sơ chế , bảo quản nông lâm sản đồng thời chú trọng các khâu công việc nặng nhọc, thời vụ khẩn trương đảm bảo hỗ trợ hiệu quả phát triển của các lĩnh vực. Phát triển đồng bộ công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao; tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động.
3.2.2 Đề xuất một số giải pháp chính sách phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp tại Nghệ An nông nghiệp tại Nghệ An
Từ phân tích thực trạng công nghệ cơ điện nông nghiệp, hiện trạng các chính sách phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp ở Nghệ An. Kết hợp quan điểm phát triển, chúng tôi đề xuất các nhóm giải pháp chính sách: Tài chính; Tăng cường năng lực cho các bên tham gia chuyển giao công nghệ; Chính sách khoa học và công nghệ (nâng cao năng lực của các bên chuyển giao)