Chính sách tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện chức năng, đào tạo nguồn nhân lực các bên tham gia hoạt động khoa học

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 98)

chức năng, đào tạo nguồn nhân lực các bên tham gia hoạt động khoa học và công nghệ cơ điện nông nghiệp

Tham gia hoạt động chuyển giao, phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An bao gồm:

- Bên giao công nghệ: Viện nghiên cứu, trường đại học;

- Bên trung gian: Cục CBTMNLS & MN, Sở KH &CN, Sở NN &PNT; - Bên nhận công nghệ: Các hộ dân, các trang trại.

Muốn hoạt đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp đến với sản xuất, cần phải có các chính sách về hoàn thiện mạng lưới, nâng cao được năng lực của các cơ quan trong mạng lưới.

a. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với cơ điện nông nghiệp Mục tiêu: Tăng cường được vai trò quản lý của Nhà nước về cơ điện nông nghiệp.

94

Giải pháp: Hoạt động quản lý nhà nước về cơ điện nông nghiệp được thể hiện qua các giải pháp:

- Tạo dựng và mở rộng hành lang pháp lý cho mọi hoạt động khoa học và công nghệ cơ điện nông nghiệp;

- Bộ Nông nghiệp và PTNT cần có cơ chế giám sát các hoạt động khoa học và công nghệ riêng cho ngành cơ khí nông nghiệp, cơ điện nông nghiệp;

- Đầu tư có mục đích về tài chính, về nội dung trong khoa học và công nghệ; - Quản lý và ứng dụng có hiệu quả Chương trình trọng điểm khoa học và công nghệ cấp Nhà nước KC.07/06- 10 10 “Phát triển và ứng dụng công nghệ phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn”;

- Đưa hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cơ điện vào các chương trình phát triển, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An, các vùng và cả nước;

- Ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật về máy móc, thiết bị, công nghệ cơ điện nông nghiệp, các quy trình đánh giá;

- Ban hành danh mục các công nghệ và thiết bị cơ điện nông nghiệp được phép mua bán, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh;

- Tăng cương hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ cơ điện;

- Từng bước xây dựng và ban hành luật “Cơ giới hóa nông nghiệp theo kinh nghiệm của một số nước, trong đó cơ điện nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

b. Tăng cường chức năng, nhiệm vụ, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các cơ quan hoạt động chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp

Mục tiêu: Tăng cường năng lực, cơ sở pháp lý cho các bên tham gia chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp

Giải pháp:

- Quy định chức năng nhiệm vụ của các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực cơ điện nông nghiêp phải có chức năng chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp. Đặc biệt đối với cơ quan nghiên cứu như Viện cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch thì đây phải là một trong các chức năng, nhiệm vụ chính;

95

- Trang bị, đầu tư các máy móc, thiết bị đo lường, phòng thí nghiệm chuyên ngành đáp ứng được yêu cầu của hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp;

- Đầu tư cơ sở vật chất, các trang thiết bị, nhà xưởng cho các cơ sở cơ khí nhằm nâng cao năng lực chế tạo cơ khí, năng lực sản xuất máy móc, thiết bị và công nghệ từ kết quả của các đề ài, dự án khoa học và công nghệ.

- Cơ cấu tổ chức của cơ quan nghiên cứu như Viện cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch phải có cơ cấu tổ chức tương đối đồng bộ, có sự bố trí phân công hợp lý giữa các khâu nghiên cứu – chế tạo – chuyển giao. Mặt khác, cần bố trí các trung tâm nghiên cứu - chuyển giao công nghệ ở các vùng miền: Miền núi phía Bắc; Miền Trung; Miền Nam.

c. Chính sách nhân lực trong cơ quan hoạt động chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp

Yếu tố con người có vai trò then chốt trong hoạt động chuyển giao công nghệ, để nguồn nhân lực đáp ứng được mục tiêu và nội dung sau:

Mục tiêu: Sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả

Giải pháp: Nội dung các chính sách về nhân lực phải bao hàm các giải pháp: - Phải là nơi tập trung nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chuyên ngành cơ điện nông nghiệp;

- Việc bổ sung và tăng cường năng lực cho cán bộ khoa học là một hoạt động thường xuyên của đơn vị thông qua đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ;

- Có chính sách, chủ trương về đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề;

- Ban hành các chính sách năng động trong việc tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực hoạt động chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp theo các tiêu chí: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Được đào tạo cơ bản về cơ điện nông nghiệp tại các trường đại học; + Được sử dụng đúng chuyên môn được đào tạo;

96

+ Trong quá trình công tác được tạo điều kiện gửi đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học phục vụ tốt hơn cho công tác;

- Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao (tiến sỹ, thạc sỹ) trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp ở trong và ngoài nước bằng ngân sách nhà nước, vốn ODA;

- Thu hút, đào tạo, sử dụng và liên tục nâng cao kỹ năng cho cán bộ khoa học trong các tổ chức chuyền giao công nghệ như Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, trung tâm chuyển giao và ứng dụng công nghệ tại địa phương;

- Hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho ngành cơ khí nông nghiệp;

- Đãi ngộ về vật chất, tinh thần cho nguồn nhân lực tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp.

d. Hình thành mạng lưới chuyển giao công nghệ

Mục tiêu: Hình thành được mạng lưới chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp đến với sản xuất nông nghiệp của Nghệ An.

Nội dung: Để hoạt động phát triển công nghệ có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu cảu thực tiễn sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nhà nước, chính quyền địa phương cần ban hành chính sách nhằm tạo ra một mạng lưới, hệ thống các cơ quan chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp đáp ứng được các yêu cầu:

- Tạo được mối liên kết giữa các bên tham gia chuyển giao công nghệ: Bên giao – Trung gian – Bên tiếp nhận công nghệ;

- Hoàn thiện được mối liên kết 4 nhà: Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp – Nhà nông;

- Phân định được rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm của từng cơ quan trong mạng lưới, tránh chồng chéo về chức năng nhiệm vụ cản trở hoạt động nghiên cứu – triển khai;

- Hình thành mạng lưới sửa chữa, bảo hành máy móc, thiết bị cơ điện nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

e. Nâng cao năng lực chế tạo cơ khí của các bên tham gia chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp

97

Thực trạng năng lực chế tạo cơ khí ở Việt Nam là một thách thức lớn cho hoạt động chuyển giao công nghệ và thiết bị vào sản xuất. Năng lực chế tạo cơ khí quyết định đến chất lượng, giá thành, khả năng cạnh tranh của công nghệ và thiết bị trên thị trường.

Mục tiêu: Nâng cao được năng lực chế tạo máy, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng sẵn sàng chuyển giao

Nội dung: Nhà nước cần có chính sách tăng cường khả năng chê tạo cho các đơn vị nghiên cứu, các doanh nghiệp chế tạo cơ khí, các trung tâm chuyển giao và ứng dụng công nghệ đảm bảo các yêu cầu:

- Đổi mới tư duy quản lý trong ngành cơ khí chế tạo;

- Hình thành một mạng lưới các cơ sở chế tạo cơ khí phân bố đều trên địa bàn cả nước theo một quy hoạch thống nhất;

- Đổi mới công nghệ chế tạo cho các trung tâm, nhà máy chế tạo cơ khí trên địa bàn cả nước, nâng cấp công nghệ cho các cơ sở cơ khí nhỏ;

- Đầu tư các máy móc và thiết bị gia công cơ khí hướng tới chế tạo được những chi tiết máy, những tổng thành mà trong nước chưa chế tạo được;

- Lựa chọn và các công nghệ gia công, chế tạo cơ khí phù hợp với trình độ tiếp nhận công nghệ trong nước, tránh nhập những công nghệ lạc hậu;

- Hình thành mạng lưới chế tạo và cung cấp phụ tùng thay thế cho máy móc, thiết bị cơ điện nông nghiệp;

- Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của lĩnh vực cơ khí chế tạo trong thời gian tới;

- Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực cơ khí chế tạo;

- Tăng cường thực thi Luật sở hữu trí tuệ, các công ước về bản quyền.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 98)