Định hướng phát triển cơ điện nông nghiệp của Nghệ An đến năm

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 72 - 75)

năm 2020

Căn cứ vào các Nghị quyết của Trung ương Đảng về chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, vào định hướng phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như căn cứ theo điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và mục tiêu phấn đấu kinh tế-xã hội của địa phương, có thể xác định mục tiêu và định hướng phát triển cơ điện phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp cho Nghệ An năm 2020 như sau:

- Động lực dùng trong sản xuất nông nghiệp

Nhanh chóng trang bị thêm các loại máy kéo, chủ yếu là máy kéo nhỏ dưới 24 mã lực và máy động lực để đưa bình quân động lực cho một ha gieo trồng đạt 1,8 -2,1 mã lực. Cung cấp các loại động cơ điện (những nơi có nguồn điện lưới quốc gia) và động cơ điezen cho các trang trại, các cơ sở sản xuất nhỏ và hộ gia đình để phục vụ sản xuất tĩnh tại như đập lúa, tẽ ngô, xay xát gạo, chế biến lương thực, thức ăn chăn nuôi và chế biến lâm sản.

- Cơ giới hoá các khâu canh tác

Đẩy mạnh cơ giới hoá làm đất thâm canh lúa, ngô, cây công nghiệp ngắn ngày bằng các loại cày, bừa, phay đất liên hợp với máy kéo nhỏ hai bánh và 4 bánh, đưa tỷ lệ diện tích gieo trồng cây hàng năm được cày bừa bằng máy lên 50% vào năm 2020 4

.

4

GS.TSKH Phạm Văn Lang: Quy hoạch phát triển cơ khí hóa nông nghiệp phục vụ sản xuất, chế biến nông – lâm – thủy sản Nghệ An giai đoạn 2009 – 2020

68

Phát triển các loại máy thu hoạch từng công đoạn để thu hoạch lúa, ngô, đậu; Sử dụng rộng rãi máy đập lúa thay guồng tuốt đạp chân để nâng cao tỷ lệ cơ giới hoá lên 70-75%. Cung cấp đầy đủ công cụ tẽ ngô quay tay cho các hộ, nhất là hộ ở vùng sâu vùng xa. Cần trang bị các loại máy bóc bẹ tẽ hạt liên hợp công suất 12-18 mã lực để đưa tỷ lệ cơ giới hoá lên 90-95%.[5

Triển khai ứng dụng các loại máy gieo cấy, máy gặt đập liên hợp ở những nơi có diện tích và điều kiện phù hợp để từng bước ứng dụng các công nghệ cơ điện nông nghiệp phục vụ cơ giới hoá đồng bộ các khâu sản xuất.

- Về tưới tiêu thuỷ lợi

Phát huy hiệu quả các công trình thuỷ lợi đã có, trang bị thêm các loại máy bơm nước, phát triển kỹ thuật tưới tiết kiệm nước để tưới cho lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả; nâng cao năng lực tưới cho cây hàng năm lên 90%. Ứng dụng kỹ thuật công trình chống thấm, chống dò rỉ, dồn nước ngầm. Phát triển kỹ thuật tưới phun, tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước, nhất là về mùa khô hạn.[5]

- Sơ chế, bảo quản nông sản

Tăng cường sử dụng các công nghệ sinh học, hoá sinh phục vụ bảo quản các loại nông sản dạng bột, củ, hạt, thái lát... bằng các chế phẩm bảo quản không gây độc tố, an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường. Đổi mới và phát triển hệ thống thiết bị và công nghệ phục vụ nhu cầu bảo quản và sơ chế nông sản quy mô hộ hoặc liên hộ, đặc biệt các loại máy sấy, máy sơ chế, máy phân loại hoa quả, thiết bị cân đong bao gói, xe máy lạnh...để nông dân chủ động trong việc sơ chế bảo quản, nhất là hoa quả tươi, giảm tỷ lệ hư hao tổn thất sau khi thu hoạch.

- Chế biến nông lâm sản

Cần coi đây là nội dung trọng tâm đầu tư trong giai đoạn tới, nó mang tính quyết định tới quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tạo thành và duy trì ổn định các vùng chuyên canh, ngành nghề mới trong nông thôn Nghệ An.

Đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến đồng bộ với hệ thống kho tàng bảo quản với các dây chuyền thiết bị và công nghệ tiên tiến hiện đại ở những vùng sản xuất nguyên liệu tập trung để chế biến chè, cà phê, sữa, thịt và các loại

69

cây ăn quả, tạo ra được sản phẩm hàng hoá không chỉ phục vụ nội tiêu mà còn hướng xuất khẩu.

Ở vùng sâu vùng xa, đầu tư xây dựng các xưởng chế biến cỡ nhỏ để chế biến lương thực, chè, cà phê, dầu thực vật, các loại đồ uống bằng hoa quả tươi, sữa; các sản phẩm từ gạo, ngô, vùng màu với thiết bị hoàn chỉnh, phù hợp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ nhu cầu địa phương và một phần xuất khẩu, chú trọng các loại đặc sản.

- Cơ giới hoá chăn nuôi:

Phát triển kỹ thuật đồng bộ nuôi dưỡng gia súc gia cầm chất lượng và hiệu quả cao, thiết bị và kỹ thuật gia công chế biến thức ăn chăn nuôi hỗn hợp, đa dạng. Tốc độ tăng trưởng lượng thức ăn công nghiệp tương ứng với tốc độ phát triển chăn nuôi. Tiếp tục xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn tổng hợp cở nhỏ, sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương để bổ sung nguồn thức ăn chăn nuôi cho các hộ gia đình và trang trại, tỷ lệ cơ giới hoá 70-80% 5. Nghiên cứu triển khai một số khâu cơ giới hoá sản xuất đồng cỏ ở những vùng chăn nuôi đại gia súc tập trung. Từng bước cải tiến, áp dụng máy móc cơ khí vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, trong các loại hình trang trại.

- Hệ thống cung ứng, dịch vụ sửa chữa máy móc cơ điện nông nghiệp:

- Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống dịch vụ cơ điện phục vụ nông nghiệp, nông thôn;

- Đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đáp ứng có hiệu quả yêu cầu phát triển cơ giới hóa - điện khí hóa nông nghiệp, nông thôn;

- Từng bước đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và dịch vụ sửa chữa máy móc cơ điện phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

Trên cơ sở phân tích thực trang, tính toán các nhu cầu của thực tiễn sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, có thể tổng hợp nhu cấu trang bị máy móc, thiết bị cơ điện nông nghiệp đến năm 2020 5

. Các số liệu này là sẽ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5

Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn: Báo cáo chiến lược nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp và nông thôn 2006 – 2020

70

là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc xác định bước đi trong phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp gắn liền với các khâu trong sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 72 - 75)