Nhận xét và đánh giá

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 66 - 70)

Qua phân tích thực trạng công nghệ cơ điện nông nghiệp được phổ biến áp dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Nghệ An thời gian qua, có một số nhận xét đánh giá chung như sau:

Những điểm mạnh

Nghệ An là tỉnh có vị trí địa lý, tài nguyên phong phú thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội; Nghệ An hội tụ đủ điều kiện phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, thương mại. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông thuận lợi, sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp có thị trường tiêu thụ. Tốc độ tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống nông dân nâng cao rõ rệt. Cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, từng bước thực hiện có hiệu quả . Hệ thống chính trị được củng cố, tăng cường, đã phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Việc quản lý, điều hành của Nhà nước; qui chế dân chủ được thực hiện rộng rãi ở cơ sở. Lòng tin của người dân đối với Đảng, với chính quyền ngày càng được nâng cao. Từ thực tiễn sản xuất, có thể rút ra một số ưu điểm như sau:

62

a. Lãnh đạo UBND các cấp, các Sở ban ngành trong tỉnh đã nhận thức được tầm quan trọng của cơ giới hóa nông nghiệp nói chung và công nghệ cơ điện nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương;

b. Phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp đã trở thành nhu cầu thực sự của các thành phần kinh tế ở nông thôn. Tuy thu nhập còn thấp, sức mua hạn chế, với chính sách hỗ trợ của Tỉnh, do đó cơ giới hoá nông nghiệp ở Nghệ An đang phát triển nhanh ở một số khâu, góp phần đổi mới lực lượng sản xuất, sử dụng có hiệu quả lao động, khai thác tiềm năng đất đai ở các vùng trong Tỉnh:

- Công nghệ cơ điện nông nghiệp đã đáp ứng 38% nhu cầu đối với khâu làm đất nông nghiệp; đất trồng cây hàng năm (lúa, ngô, đậu đỗ, lạc, v.v…) đạt trên 70%. Khâu làm đất cho cây mía ở 3 huyện trọng điểm mía vùng Tây Bắc được giải quyết đạt gần 90% yêu cầu của sản xuất;

- Với khâu đập, tách hạt các công nghệ cơ điện nông nghiệp đáp ứng được 70%. Khâu tách hạt ngô sử dụng công cụ cải tiến tăng năng suất lao động chân tay trên 60% khối lượng công việc;

- Công nghệ cơ điện đã thúc đẩy cơ giới hoá khâu cắt, gặt lúa, đào dỡ lạc chủ yếu dùng lao động thủ công. Với cây mía tuy có yêu cầu thu hoạch, cần đảm bảo kịp thời vụ nhưng đến nay chưa có thu hoạch lớn, cần đảm bảo kịp thời vụ nhưng đến nay chưa có thiết bị chặt mía, thu dọn lá mía, làm sạch mặt đồng sau khi thu hoạch mà vẫn sử dụng sức người.

- Công nghệ cơ điện đã thúc đẩy cơ giới hoá khâu làm khô nông sản đạt khoảng dưới 15%. Riêng với khâu làm khô, bảo quản thủy sản ở 6 huyện có nhiều nguyên liệu đạt khoảng 50  60%.

- Công nghệ cơ điện đã thúc đẩy cơ giới hoá khâu chế biến nông - lâm - thuỷ sản đã có bước phát triển, tạo ra được sản phẩm hàng hoá; chế biến qui mô nhỏ của các thành phần kinh tế được các thành phần kinh tế quan tâm (chế biến nông sản: 25  28 cơ sở trên 1 xã; chế biến lâm sản: 15  17 cơ sở; chế biến thuỷ sản tại 3 huyện có nguyên liệu 1,8 cơ ở/xã). Đây là những cơ sở tuy đã được đầu tư nhưng với mức độ sơ chế.

63

- Công nghệ cơ điện đã thúc đẩy cơ giới hoá khâu sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và thuỷ sản còn rất khiêm tốn (bình quân trên 100 hộ cũng mới chỉ đạt khoảng 0,35 máy), sản xuất thức ăn công nghiệp chiếm khoảng 10% (còn lại chủ yếu nhập từ các địa phương khác về).

- Công nghệ cơ điện đã thúc đẩy cơ giới hoá khâu giết mổ gia súc, gia cầm; chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp chưa được các thành phần kinh tế quan tâm, nhiều khâu công việc còn bỏ trống.

- Công nghệ cơ điện đã thúc đẩy cơ giới hoá khâu chủ động tưới tiêu nước đạt mức khá cao. Tuy nhiên, vùng Tây Nam - Tây Bắc trồng cây công nghiệp còn thiếu nước nghiêm trọng, chỉ đạt khoảng 30  35% (tức bằng một nửa so với vùng đồng bằng trồng lúa).

- Sản xuất lâm nghiệp với địa bàn rộng lớn, nhiều khâu nặng nhọc, chuẩn bị đất trồng rừng, chăm sóc cây lâm nghiệp, v.v… việc dùng máy thực hiện cơ giới hóa còn hạn chế. Một số khâu chặt hạ, vận chuyển gỗ tỉ lệ cơ giới hóa đạt 80 ÷ 90%.

c. Công nghiệp cơ khí chế tạo máy phục vụ nông nghiệp, nông thôn còn nhiều hạn chế, chậm phát triển, nguyên nhân chính là bị hàng ngoại cạnh tranh.

d. Về cơ chế chính sách phát triển cơ giới hóa nông nghiệp. Đã hình thành cơ chế chính sách phát triển cơ giới hóa nông nghiệp đồng bộ, và là Tỉnh đi đầu trong cả nước hỗ trợ cho ngành cơ giới hóa nông nghiệp với chính sách hình thành, thực thi, đã góp phần tăng tỉ lệ đầu tư và sử dụng máy móc, thiết bị và công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn.

Nguyên nhân

- Năng lực chế tạo cơ khí phục vụ sản xuất, chế biến nông - lâm - thủy sản thực hiện cơ giới hóa trước, trong và sau thu hoạch chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, máy nhập qua đường biên giới tràn lan, gây khó khăn cho hàng sản xuất trong nước. Đây là thử thách rất lớn đối với ngành chế tạo máy nông nghiệp, không những ở Nghệ An mà là khó khăn cho toàn ngành chế tạo máy của cả nước sau khí Việt Nam đã gia nhập WTO;

64

- Phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp phục vụ cơ giới hóa trước, trong và sau thu hoạch chưa cân đối giữa khâu làm khô, bảo quản và sản xuất. Cơ giới hóa khâu cung cấp nước cho cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là khâu tưới tiết kiệm nước chưa được quan tâm đúng mức (thiếu về công nghệ, thiết bị);

- Thu nhập bình quân đầu người cao hơn nhiều (so với trước đây), nhưng không đều giữa các vùng. Sản xuất nông nghiệp tuy được mùa, nông dân tiêu thụ được sản phẩm lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi… đời sống nông dân có khá lên nhưng giá nông sản bấp bênh và còn thấp trong khi đó giá máy nông nghiệp cao. Khả năng tích lũy để mua sắm máy móc, trang bị các dây chuyền chế biến đồng bộ của các thành phần kinh tế còn hạn chế;

- Phát triển cơ điện nông nghiệp là lực lượng sản xuất với năng suất lao động cao - chiếm vị trí quan trọng trong quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Mặc dù Tỉnh đã có cơ chế hỗ trợ lãi suất cho nông dân vay. Tuy nhiên, các thành phần kinh tế vì nhiều lý do khác nhau, mức vay đầu tư trang bị còn khiêm tốn, do đó các khâu chế biến sau thu hoạch (và cả khâu gặt đập) chưa phát triển, làm hạn chế ngành cơ khí chế tạo máy mở rộng quy mô sản xuất tạo sản phẩm đạt chất lượng;

- Công tác quy hoạch đồng ruộng còn nhiều bất cập, việc dồn điền đổi thửa còn nhiều vướng mắc. Do vậy, cản trở sự phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp phục vụ sản xuất;

- Nhận thức của lãnh đạo chính quyền, các sở ban nhành ở địa phương về cơ điện nông nghiệp còn nhiều hạn chế, nhận thức và trình độ dân trí ở khu vực nông thôn chưa cao dẫn đến khả năng tiếp nhận công nghệ gặp khó khăn;

- Hệ thống các chính sách hiện hành về phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp chưa tác động đến các yếu tố thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đây được xác định là nguyên nhân chính;

- Hạ tầng nông nghiệp và nông thôn ở Nghệ An còn nhiều khó khăn;

- Để thực hiện nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp và nông thôn đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ từ định hướng phát triển, nghiên cứu - triển khai, quy hoạch, chính sách hỗ trợ của Nhà nước

65

về đầu tư trang bị, sử dụng, đào tạo và đào tạo lại kiến thức quản lý cũng như kỹ thuật vận hành máy và liên hợp máy, dây chuyền công nghệ cho cán bộ quản lý, công nhân lành nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 66 - 70)