Kinh nghiệm của một số nước

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 42)

1.3.1 Nhật Bản

Nhật Bản là nước đất ít người đông, bình quân canh tác trên đầu người thấp, kích thước đồng ruộng nhỏ hẹp, bình quân ruộng đất trên hộ nông dân ít và lúa

38

nước là cây trồng chính, quy trình canh tác phức tạp, tốn nhiều công lao động, đặc biệt trong các khâu cấy, gặt lúa. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Nhật Bản thực hiện cải cách ruộng đất, Nhà nước mua ruộng của địa chủ, bán cho nông dân hình thành các trang trại. Đất canh tác của Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hoá giảm đi. Năm 1960 có 6,062 triệu ha, năm 1995 là 5,04 triệu ha, sau 35 năm giảm 1.022 triệu ha (chiếm 16,8%). Trong 50 năm qua, số lượng trang trại giảm từ 5 triệu xuống còn 3,64 triệu (giảm 36%), quy mô trang trại tăng dần từ 0,5  1,4 ha (tăng gấp 2 lần) và trang trại lớn nhất không quá 10 ha.

Nhật Bản đã tiêu thụ trên 2 triệu máy kéo 4 bánh; 1.048.000 máy kéo 2 bánh và 1.042.000 máy gặt đập liên hợp, v.v… Các loại máy kéo đã sử dụng, tính đến năm 2004: máy kéo 4 bánh là 60.964 chiếc (dưới 20 mã lực là 12.951 chiếc, chiếm 21,24%; từ 21  30 mã lực là 27.827 máy chiếm 45,65%; từ 31 

50 mã lực là 12.303 chiếc, chiếm 20,18%; trên 50 mã lực chỉ tiêu thụ 7.183 chiếc, chiếm 11,78%).

* Chủ trương của Nhà nước

- Từ 1993  1997, Chính phủ Nhật Bản đề ra chương trình phát triển máy móc nông nghiệp đảm bảo hiệu suất cao nhằm giảm chi phí lao động trong nông nghiệp. Tiếp đó giai đoạn từ 1998  2002, một chương trình phát triển lần thứ hai do Chính phủ đề ra: phát triển máy móc nông nghiệp cho thế kỷ 21: máy móc nông nghiệp phục vụ cho vùng sản xuất trên đất dốc, bảo vệ môi trường. Từ 2003, một chương trình khác được tiếp tục thực hiện; đề ra 43 loại máy móc nông nghiệp có hiệu suất cao đã được thiết kế, chế tạo, đó là những loại máy liên hợp cỡ lớn thực hiện được nhiều công việc, máy trồng rau tự động hoàn toàn, máy xới chăm sóc trong vườn rau tự động, máy thu hoạch tỏi... Xu hướng giảm chi phí giá thành trong khâu chế tạo máy móc nông nghiệp được Chính phủ đặc biệt quan tâm.

Trong những năm gần đây, nông nghiệp Nhật Bản liên tục dịch chuyển thành hai thái cực: trang trại qui mô nhỏ, trang trại qui mô lớn. Do đó máy móc nông nghiệp cũng được chế tạo với các cỡ công suất phù hợp. Máy động lực có công suất cỡ trung giảm, máy có công suất cỡ lớn và cỡ nhỏ tăng.

39

Khâu mấu chốt trong sản xuất nông nghiệp vẫn là khâu thu hoạch. Nông dân chỉ làm việc một nửa thời gian ở trang trại cỡ nhỏ và cỡ trung bình. Khuynh hướng thuê máy để canh tác tương đối phổ biến. Bộ Nông - lâm nghiệp và thuỷ sản rất quan tâm hỗ trợ cho trang trại thông qua các biện pháp khác nhau, các chính sách khuyến khích sản xuất, sử dụng máy móc nông nghiệp. Vấn đề khác đang đặt ra khá cấp bách đối với người sử dụng máy móc có công suất lớn là việc sửa chữa, thay thế phụ tùng, bảo hành mỗi khi máy bị hư hỏng. Đối với loại máy động lực cỡ công suất nhỏ chủ yếu phục vụ cho chủ trang trại có qui mô ruộng đất nhỏ. Những công chức, viên chức sau khi nghỉ hưu cũng đầu tư máy móc phục vụ cho trang trại (qui mô nhỏ) của mình, số lượng trang trại này ngày càng tăng. Để đáp ứng sự phát triển của thị trường, những nhà sản xuất máy nông nghiệp Nhật Bản đã thường xuyên tiếp cận với sản xuất nhằm thiết kế, chế tạo, cung cấp những loại máy mà đối tượng này cần. Đến cuối năm 2005, các hãng sản xuất máy móc nông nghiệp ở Nhật Bản đã đạt khoảng 504,3 tỉ yên ( 4,2 tỉ USD), trong số này dùng trong nước là 67,6%, xuất khẩu là 32,4%.

Hiện tại, nông nghiệp Nhật Bản đang gặp khó khăn trong vấn đề nhập khẩu máy. Các sản phẩm nhập ngày càng tăng vì nhu cầu của người sử dụng cần giảm lao động trong trang trại. Đó là lý do cần cải tổ lại về công nghệ, kết cấu nền nông nghiệp Nhật Bản.

Trước tình hình đó, tháng 3/2005, Chính phủ Nhật đã phê duyệt “Kế hoạch nghiên cứu cơ bản cho nông - lâm nghiệp” nhằm xác định đối tượng của phát triển trong thập niên đầu của thế kỷ 21 này. Chính phủ quan tâm phát triển công nghệ, kết cấu máy nông nghiệp của thế hệ kế tiếp. Với nội dung đặt ra là phát triển hệ thống điều khiển đạt hiệu suất cao bằng việc ứng dụng công nghệ tin học, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm lao động, đảm bảo an toàn trong sản xuất cũng như công nghệ tự động hoá, v.v…

1.3.2 Hàn Quốc

Hàn Quốc có diện tích gần 10 triệu ha, trong đó đất trồng lúa là 11,6%, đất đồi 7,6%, rừng tự nhiên 64,7%, còn lại là các loại đất khác. Dân số hiện

40

nay trên 46 triệu người, trong đó dân số nông nghiệp 4,4, triệu chiếm tỉ lệ 9,5%. Quá trình phát triển cơ giới hoá nông nghiệp như sau: Trước năm 1950, sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn dùng sức người và trâu bò. Đến năm 1960, bắt đầu sử dụng máy bơm nước và máy phun thuốc phòng trừ sâu bệnh. Năm 1970, máy kéo nhỏ 2 bánh được áp dụng rộng rãi thay thế sức kéo trâu bò. Năm 1980, phát triển máy sấy và máy gặt đập liên hợp. Phương thức và kỹ thuật gieo cấy cũng như loại hình máy gặt đập liên hợp đều giống Nhật Bản. Năm 1990 phát triển kỹ thuật cơ giới hoá nông nghiệp một cách đồng bộ, làm cho cơ cấu và hiệu quả sản xuất thay đổi một cách nhanh chóng. Đến nay riêng khâu sấy nông sản tỉ lệ cơ giới hoá mới chỉ đạt 39%, còn lại các khâu sản xuất khác mức độ cơ giới hoá từ 94  100%.

* Về chính sách

Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng Bộ luật thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp vào năm 1994 với mục đích là thúc đẩy sự phát triển, phổ cập máy nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình sử dụng, đảm bảo tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và năng suất lao động. Nhà nước hỗ trợ một phần (hoặc toàn bộ kinh phí) cho người mua máy móc nông nghiệp hoặc hỗ trợ (một phần hoặc toàn bộ kinh phí) cần thiết cho cơ quan chế tạo máy móc nông nghiệp để sản xuất, phát triển, quản lý máy móc nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)