Hệ thống chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp ở Nghệ An

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 53 - 56)

Theo quan điểm tiếp cận hệ thống chuyển giao công nghệ nông nghiệp nói chung thì ở các nước phát triển và đang phát triển hệ thống chuyển giao công nghệ nông nghiệp bao gồm: hệ thống khuyến nông nhà nước, các cơ quan nghiên cứu và đào tạo, các tổ chức đoàn thể xã hội (phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh), các tổ chức chính phủ và phi chính phủ quốc tế và các tổ chức công đồng (HTX, họ tộc, nhóm sở thích của nông dân).

Theo cách tiếp cận này thì hệ thống khuyến nông nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế đều là các bên chuyển giao công nghệ. Đối với các công nghệ (hoặc kỹ thuật tiến bộ) nông học đơn thuần như kỹ thuật giống, kỹ thuật canh tác cây trồng,bảo vệ thực vật, kỹ thuật chăn nuôi thì quan điểm hệ thống này là đúng, vì các công nghệ hoặc kỹ thuật tiến bộ này các tổ chức khuyến nông, tổ chức hội quần chúng... đều có khả năng học hỏi, tiếp thu trực tiếp từ các cơ quan khoa học và về truyền đạt, đào tạo, tập huấn lại cho nông dân làm theo. Còn đối với lĩnh vực cơ điện nông nghiệp, tức là mảng công

49

nghiệp trong nông nghiệp, thì đến nay chưa thể coi các tổ chức khuyến nông, các tổ chức hội quần chúng là bên chuyển giao công nghệ vì chưa có mạng lưới “khuyến công” trong nông nghiệp, chưa có đủ nhân lực kỹ thuật có thể đáp ứng được yêu cầu. Các tổ chức này cùng với các cơ quan quản lý chuyên ngành đến nay vẫn chỉ đóng vai trò quản lý và trung gian, hỗ trợ trong các khâu kết nối, tổ chức thực hiện của hoạt động chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp, đặc biệt là địa bàn Nghệ An thì điều này càng được khẳng định.

Sơ đồ hệ thống chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp

Với quan điểm tiếp cận trên, tham gia vào hệ thống chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp bao gồm các thành viên sau:

- Bên chuyển giao: là các viện, trường, trung tâm nghiên cứu, các doanh nghiệp kinh doanh cơ khí nông nghiệp.

Bên giao công nghệ trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện có Viện khoa học nông nghiệp Bắc Trung Bộ, trực thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch, Viện Thiết kế máy nông nghiệp, Viện Khoa học Thuỷ lợi, Viện Công nghiệp thực phẩm,

Bên giao

(viện, trường, doanh nghiệp, hội,

tổ chức quốc tế...)

Bên Nhận

(hộ nông dân, HTX,Nông lâm trường, cơ sở sản xuất chế biến nông

lâm nghiệp...) Các tổ chức quản lý và trung gian (Cục CBNLS,Sở NN, Sở KHCN, hệ thống khuyến nông, khuyến lâm...) Môi trường chính sách

50

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa và Công ty cơ khí nông nghiệp Nghệ An (Trực thuộc Tổng công ty máy động lực – VEAM). Đây là những cơ sở khoa học mang tính hạt nhân ở các địa bàn trong vùng, đã có rất nhiều đóng góp trong việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là về lĩnh vực trồng trọt như lai tạo giống mới, các kỹ thuật canh tác xen canh, tăng vụ, bảo vệ thực vật... cho các cây lương thực, công nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp

- Bên tiếp nhận công nghệ : các thành phần kinh tế sản xuất nông nghiệp như hộ nông dân, người làm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân sản xuất nông nghiệp, các nông lâm trường quốc doanh. Đây là cơ sở áp dụng trực tiếp và cuối cùng các công nghệ được chuyển giao để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Tổ chức quản lý và trung gian hỗ trợ : các Sở nông nghiệp và PTNT; Sở KH& CN; Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm sản và Nghề Muối, Hệ thống Trung tâm khuyến nông các cấp, khuyến nông cộng đồng, các tổ chức quần chúng, tổ chức cộng đồng xã, làng, thôn, xóm. Các tổ chức này không phải là đơn vị tạo ra công nghệ hoặc trực tiếp chuyển giao công nghệ mà chỉ giữ vai trò quản lý, chỉ đạo, kết nối, hỗ trợ quá trình chuyển giao giữa bên giao và bên nhận thông qua các chương trình, dự án các cấp và thông qua hệ thống tổ chức của mình. Đồng thời đối với hoạt động chuyển giao thông qua các chương trình dự án thì họ được giao nhiệm vụ quản lý, giám sát, kiểm tra quá trình chuyển giao.

Bao trùm và chi phối toàn bộ hoạt động chuyển giao công nghệ là môi trường chính sách. Nếu có chính sách đúng thì có tác dụng thúc đẩy hoạt động chuyển giao rất to lớn, nếu chính sách không phù hợp, không đi vào cuộc sống sẽ làm kìm hãm hoạt động chuyển giao. Có những chính sách lớn của nhà nước mang tính chủ trương, đường lối, quan điểm định hướng phát triển chung, có những chính sách, giải pháp cụ thể của từng địa phương. Nhìn chung hệ thống chính sách đóng vai trò rất quan trọng cho các hoạt động của từng bên tham gia và của toàn bộ hệ thống. Tham gia hoạt động nghiên cứu

51

triển khai khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp còn có các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thông qua các hình thức tổ chức các đề tài nghiên cứu, các dự án sản xuất thử nghiệm cấp tỉnh hoặc là đầu mối tiếp nhận, quản lý các dự án chuyển giao công nghệ do các cơ quan khoa học thực hiện tại địa phương mình. Nhưng nhìn chung các hoạt động này còn rất hạn chế, mang tính tổ chức tiếp nhận là chính, lực lượng cán bộ có năng lực nghiên cứu triển khai các công nghệ mới ở các Sở rất ít.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)