CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN TRONG NÔNG NGHIỆP:

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 76 - 77)

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN TRONG NÔNG NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP TỈNH NGHỆ AN

Nghệ An là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước về giới hóa các khâu sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua, chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ An đã thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách hiện hành của Nhà nước về phát triển các trang bị, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung, phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp nói riêng. Công nghệ cơ điện trong nông nghiệp có vai trò quyết định đến tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp. Vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp đã được nghiên cứu, bàn bạc và được công chúng biết đến từ rất lâu. Tuy vậy, tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp ở Việt Nam vẫn ở mức rất thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Có rất nhiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng cơ hóa nông nghiệp thấp ở Nghệ An cũng như các địa phương khác trong cả nước. Những nguyên nhân chính của hiện trạng này:

- Sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền địa phương, nhận thức của lãnh đạo đến sự phát triển của lĩnh vực cơ điện nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương;

- Điều kiện kinh tế - xã hội, thu nhập và khả năng tích lũy của người dân còn nhiều hạn chế, dẫn đến khả năng đầu tư mua máy móc, thiết bị và công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp thấp;

- Nhận thức của bà con nông dân về nền kinh tế hàng hóa, sản xuất lớn còn nhiều hạn chế. Mặt khác, tập tục canh tác bao đời nay vẫn được trọng dụng, nó hạn chế đến khả năng tiếp nhận và sử dụng công nghệ mới;

- Điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt, điều kiện sản xuất rất đa dạng, diện tích canh tác còn manh mún cản trở quá trình cơ giới hóa sản xuất;

- Năng lực chế tạo cơ khí ở địa phương quá yếu;

- Hệ thống các chính sách liên quan đến phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp còn thiếu và không phù hợp với thực tiễn sản xuất nông nghiệp, không phát huy được hiệu quả, không đáp ứng được mục tiêu đề ra.

72

Tuy nhiên, theo các chuyên gia nông nghiệp, các nhà quản lý thì nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là do hệ thống các chính sách hiện hành. Theo đó, nếu có những giài pháp chính sách tốt, phù hợp thực tiễn sản xuất thì hiện trạng yếu kém này được khắc phục. Không những vậy, nó còn thúc đẩy nhận thức của lãnh đạo chính quyền, nhận thức của bà con nông dân thay đổi tạo điều kiện sự phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp nói riêng và công nghệ nông nghiệp nói chung.

Để phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp phục vụ cho CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, phục vụ nền sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cần có hệ thống chính sách về tài chính, chính sách về thị trường cho nông sản, các chính sách về đào tạo, chính sách về khoa học và công nghệ cho lĩnh vực cơ điện nông nghiệp, tổ chức chuyển giao các công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất. Qua khảo sát thực tế tại địa phương, kết hợp với nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành. Có thể khẳng định rằng trong số các chính sách nêu trên thì nhóm chính sách về tài chính, tổ chức triển khai công nghệ nắm giữ vai trò then chốt trong quá trình chuyển giao công nghệ cơ điện trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An (Trang 76 - 77)