Về chế biến thức ăn chăn nuôi. Ngành chăn nuôi của Nghệ An phát triển với tốc độ trung bình. Theo tài liệu của Tổng Cục Thống kê và Cục thống kê Nghệ An và qua điều tra tập hợp thông tin, toàn Tỉnh đã trang bị 1.754 máy chế biến thức ăn gia súc (nghiền, trộn…) tập trung nhiều ở Huyện Quỳnh Lưu, Anh Sơn, Diễn Châu, Nam Đàn, v.v… Tính bình quân 0,3/100 hộ nông nghiệp và gần một máy/100 ha đất trồng cây hàng năm. Riêng các huyện Anh Sơn, Yên Thành, Nam Đàn… tỉ lệ này cao hơn gần gấp đôi (0,47 ÷ 0,83). Hàng năm các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi gia công khoảng 20.000 tấn thức ăn hỗn hợp. Ngoài ra công ty chế biến thức ăn gia súc “CON HEO VÀNG” cũng đã lắp đặt một dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi (dạng đậm đặc, hỗn hợp) công suất hàng năm đạt 70.000 tấn (tại khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Quỳnh Lưu).
Về giá thành chế biến: các cơ sở chế biến thức ăn gia súc quy mô nhỏ, lẻ dưới dạng mua thức ăn đậm đặc về tự pha trộn với hàm lượng đạm thấp hơn, rẻ tiền hơn phù hợp với người chăn nuôi hộ gia đình.
61
Về giết mổ gia cầm. Tương tự như những cơ sở giết mổ lợn, các lò giết mổ gia cầm tại nhiều nơi thiếu kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm; các khâu cắt đầu, vặt lông và vệ sinh làm sạch chưa quan tâm đúng mức. Một vài cơ sở giết mổ ở thành phố Vinh thực hiện theo quy trình bán tự động, công suất nhỏ, vài trăm con trong một giờ, làm lạnh gia cầm bằng nước lạnh, đóng gói nguyên con. Để tăng cường khả năng vệ sinh an toàn thực phẩm nhất là trong tình hình có dịch cúm gia cầm. Tỉnh cần quan tâm mở rộng dạng dây chuyền với quy mô phù hợp.
Tuy nhiên mới chỉ ở một số cơ sở chăn nuôi có sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước và được bao tiêu đầu ra. Còn phần lớn các nông hộ, đặc biệt là đồng bào dân tộc vẫn phổ biến chăn nuôi quảng canh, chăn thả tự do, sản phẩm mang tính tự cung, tự cấp là chính.