Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 132 - 133)

- Các dạng nước trong cây.

CỦA THỰC VẬT

6.1.3. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.

Sự sinh trưởng và phát triển là biểu hiện về sự biến đổi về

lượng và về chất của cơ thể thực vật trong chu kỳ sống của chúng. Trên quan điểm duy vật biện chứng thì sự biến đổi về lượng là cơ

sở của sự biến đổi về chất, cũng như sự sinh trưởng về kích thước, trọng khối và hình thành các yếu tố cấu tạo mới là tiền đề cho sự phát triển và ngược lại sự phát triển là quá trình biến đổi về

chất bên trong dẫn đến sự ra hoa kết quả lại thúc đẩy sự sinh

trưởng. Như vậy giữa sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ rất

mật thiết với nhau. Ðây là hai mặt của một quá trình biến đổi sinh

lý, sinh hóa và hình thái của cây có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau và không thể tách rời ra được.

Tuy nhiên hai quá trình đó không phải lúc nào cũng đồng

nhất. Sinh trưởng và phát triển yêu cầu các yếu tố ngoại cảnh không giống nhau, vì vậy hai quá trình này có thể xảy ra không đồng nhất, sự không đồng bộ ấy có thể ghép vào ba trường hợp sau đây:

- Sinh trưởng tốt, phát triển chậm (chậm ra hoa kết qủa). - Sinh trưởng xấu, phát triển sớm (sớm ra hoa kết quả). - Sinh trưởng và phát triển cân đối.

Trong trồng trọt cũng thường thấy trên nhiều thửa ruộng bón nhiều phân, nhất là phân đạm hoặc đất quá tốt và tưới nhiều nước cho cây, cây trồng sinh trưởng thân lá rất mạnh, màu lá xanh biếc, nhưng ra hoa muộn và thường cho năng suất thấp. Hoặc trong

trường hợp không bón đạm hoặc đất nghèo dinh dưỡng và không

tưới nước cho cây dẫn đến cây sinh trưởng còi cọc, nhưng ra hoa sớm.

Trong thực tế sản xuất chúng ta cần điều khiển ruộng cây

trồng sinh trưởng và phát triển cân đối, đó là tác động các biện

pháp kỹ thuật như thời vụ gieo trồng, bón phân, tưới nước... hợp lý nhằm làm cho cây trồng ra hoa đúng thời vụ và đạt năng suất cao.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)