- Các dạng nước trong cây.
N H H H
6.4.2.2. Etylen (CH2 =CH 2)
Etylen là một chất khí đơn giản kích thích sự chín của quả. Năm 1917, khi nghiên cứu quá trình chín của quả thấy có xuất hiện
etylen. Từ năm 1933-1937 nhiều nghiên cứu khẳng định nó được
sản xuất trong một số nguyên liệu thực vật, đặc biệt là trong thịt
quả. Năm 1935, Crocker và một số cộng sự người Mỹ cho rằng etylen là hormone của sự chín. Sau đó bằng các phương pháp phân tích cực nhạy đã được phát hiện ra etylen có trong tất cả các
mô của cây và là một sản phẩm tự nhiên của quá trình trao đổi chấtở trong cây. Etylen được tổng hợp từ metionin qua S- adenozin-metionin (SAM). Sauđó sản phẩm này phân hủy cho
etylen, axit foocmic và CO2.
H NH2
H3C-S-CH2-CH2-C-COOH C CH2 = CH2
NH2
(SAM) COOH etylen
ATP S - adenozin - metionin AXC synthetaza CH2 CH2 O2 CO2+HCOOH+NH3
Hình 5. Sự hình thành etylen trong cây
+ Vai trò sinh lý của Etylen:
Etylen có tác dụng làm quả mau chín. Nhiều nghiên cứu đã
chứng minh etylen gây nên hai hiệu quả sinh hóa trong quá trình chín của qủa: Gây nên sự biến đổi tính thấm của màng trong các tế
bào thịt quả, dẫn đến sự giải phóng các enzyme vốn tách rời do
màng ngăn cách, có điều kiện tiếp xúc dễ dàng và gây nên những
phản ứng có liên quan đến quá trình chín như enzyme hô hấp,
enzyme biến đổi độ chua, độ mềm của quả.... Mặt khác etylen có
ảnh hưởng hoạt hóa lên sự tổng hợp các enzyme mới gây những
biến đổi trong quá trình chín. Etylen là hormone xúc tiến sự chín
quả, được sản sinh mạnh trong qúa trình chín và rút ngắn thời gian chín của quả.
Etylen cùng tương tác với axit absixic gây sự rụng của lá,
hoa, qủa. Etylen hoạt hóa sự hình thành tế bào tầng rời ở cuống
của các bộ phận bằng cách kích thích sự tổng hợp các enzyme phân hủy thành tế bào (xenlulase) và kiểm tra sự giải phóng các cenlulose của thành tế bào. Etylen có tác dụng sinh lý đối kháng với auxin, vì vậy sự rụng của các cơ quan phụ thuộc vào tỷ lệ auxin/etylen. Nếu tỷ lệ này cao thì ngăn ngừa sự rụng, còn tỷ lệ này thấp thì ngược lại.
Etylen kích thích sự ra hoa của một số thực vật, nếu xử lý etylen hoặc các chất có bản chất tương tự như etylen (axetylen) có tác dụng kích thích dứa, xoài ra hoa trái vụ, tăng thêm một vụ thu hoạch.
Etylen có tác dụng đối kháng với auxin. Trong tế bào các bộ
cây sinh trưởng tốt, cây lâu già và ngược lại. Etylen ảnh hưởng đến
sự phân hóa rễ bất định của các cành giâm, cành chiết. Xử lý
etylen kết hợp với auxin cho hiệu quả cao hơn việc xử lý auxin riêng rẽ.
Etylen còn gây hiệu quả sinh lý lên nhiều quá trình sinh lý khác nhau như gây nên tính hướng của cây, ức chế sự sinh trưởng của chồi bên, xúc tiến sự vận chuyển của auxin, tăng tính thấm của màng.