- Các dạng nước trong cây.
2. Vai trò của các nguyên tố khoáng đối với thực vật
2.1.3. Vai trò của lưu huỳnh (sulfu r S).
Lưu huỳnh là nguyên tố hoá học thuộc nhóm VI trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học Mendeleev, S mang số thứ tự 16, khối l- ượng nguyên tử bằng 32. Hàm lượng S trong vỏ Trái Đất là 0,5%. Trong
thiên nhiên có gặp S ở dạng tự do, nhưng phần lớn S ở dạng hợp chất. S nằm ở khắp nơi trong cơ thể thực vật và tham gia vào nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng.
Vai trò cơ bản của hợp chất S là tham gia vào các quá trình năng l- ượng của cơ thể và là thành phần của nhiều chất có hoạt tính sinh học. Sau đây là chu trình của S trong tự nhiên (Hình 3)
Trong đất S tồn tại ở nhiều dạng hữu cơ và vô cơ, nhưng dạng S vô cơ cây hút chủ yếu là SO42- (sulfate) - là dạng oxi hóa cao, tan trong dung dịch đất. Dạng SO2 và dạng khử H2S thì độc cho cây. Trong môi trường acid, sulfate bị giữ chặt trên keo đất và được giải phóng ra khỏi keo đất vào dung dịch đất trong môi trường kiềm và có ion trao đổi OH -. Vì vậy bón vôi làm tăng pH của đất, tạo điều kiện cho ion sulfate di động và rễ cây dễ dàng hút được.
Ngoài ra do hoạt động của một số vi sinh vật mà các dạng S hữu cơ có thể phân giải thành dạng sulfate cho cây hấp thụ.
* Vai trò của S đối với cây
S tham gia vào thành phần của một số hợp chất hữu cơ có vai trò cực kỳ quan của cơ thể sinh vật, có ảnh hưởng quan trọng lên quá trình sinh
trưởng, trao đổi chất và hoạt động sinh lý của cây.
Hiện nay không còn nghi ngờ gì nữa về vai trò quan trọng của bậc nhất của các cơ thể sinh vật trong cuộc sống là thuộc về các hợp chất hữu cơ có chứa S như các acid amine (cysteine, cystine, methionine), acid folic, coenzyme A, các vitamine (biotine và thiamine). Các hợp chất penicillin cũng thuộc các hợp chất cứa S do nhiều nòi nấm Penicillium và
nấm Aspergillus tạo nên. Trong quá trình sinh .trưởng và phát triển của
thực vật các hợp chất S biến đổi theo hướng tăng các hợp chất S - protein. Vì trong quá trình hoá già của thực vật, quá trình lổng hợp protein bị kìm hãm và sự phân giải các hợp chất protein được tăng cường. Các S - sulfate được thải ra ngoài dần dần theo chu trình biến đổi S. Tóm lại, vai trò quan trọng nhất của S là sự liên quan của nó với quá trình trao đổi chất nói chung và trước hết là sự trao đổi carbonhydrate và sự tích luỹ, biến đổi dự trữ năng lượng. Chính vì vậy khi cây thiếu S lá có màu lục nhạt, cây chậm lớn, năng suất và phẩm chất thu hoạch đều giảm rõ rệt.
Hình 3: Chu trình lưu huỳnh trong tự nhiên
Sulfur
hydro Sulfate