Vận động theo trọng lực (Tính hướng địa).

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 171 - 172)

- Các dạng nước trong cây.

quá trình sinh trưởng của thực vật

6.6.2.2. Vận động theo trọng lực (Tính hướng địa).

Tính hướng địa là sự vận động của cây dưới tác động của

sức hút trái đất (trọng lực). Rễ cây thường có tính hướng địa

dương, còn thân có tính hướng địa âm. Tính hướng địa cũng được giải thích trên quan điểm hormone. Nguyên nhân gây ra tính hướng địa là do sự phân bố của auxin ở mặt trên và mặt dưới của một cơ quan không giống nhau. Cơ chế của tính hướng địa là do tác động

trưởng rễ nhiều hơn so với phía trên. Rễ lại là cơ quan mẫn cảm với auxin ở nồng độ rất thấp (10-12 - 10-9 M). Bởi vậy phía trên của đỉnh sinh trưởng rễ có nồng độ auxin thấp nên đã kích thích sinh trưởng của tế bào rễ ở phía trên, phía dưới nồng độ auxin cao hơn

lại có tác dụng ức chế sinh trưởng. Kết quả làm cho chóp rễ uốn

cong về phía dưới.

Ở thân nằm ngang cũng xảy ra hiện tượng auxin di chuyển từ phía trên xuống phía dưới do tác động của trọng lực làm cho nồng độ auxin phía dưới cao hơn phía trên. Nhưng do nhu cầu auxin đối với thân cao hơn rễ (10-6 - 10-5 M), nên phía dưới nồng độ cao mới đủ ngưỡng kích thích quá trình sinh trưởng của tế bào, phía trên

nồng độ auxin thấp nên không có tác dụng kích thích sinh trưởng.

Kết quả là ngọn cây uốn cong lên phía trên, ngược chiều với trọng lực.

Tính hướng đất còn được một số tác giả giải thích theo cơ

chế khác. Brauner (1927-1959) giải thích hiện tượng hướng đất

bằng sự thay đổi hiện tượng điện sinh học. Mặt trên của cơ quan

tích điện âm, mặt dưới tích điện dương, do vậy mà auxin sẽ phân

bố về phía mang điện dương một hàm lượng cao hơn phía mang điện âm. Theo Hamberlan, Nemes thì sự uốn cong hướng đất âm của thân và hướng đất dương của rễ là do tác động của trọng lực

mà tinh bột ở trong thân và rễ tập trung vào phía dưới gây ra sự

uốn cong của thân và rễ theo chiều như trên. Bản chất của tính hướng địa của cây cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ.

Tính hướng địa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của cây. Nhờ đặc tính này mà rễ cây chui vào đất để giữ cho cây đứng

vững, đồng thời giúp rễ tìm kiếm thức ăn nước uống ở trong đất.

Còn đối với thân nhờ tính hướng đất âm mà thân sinh trưởng lên phía trên, hướng về phía có đủ ánh sáng và không khí cho lá quang hợp. Ðó là một phản ứng thích nghi của thực vật để sử dụng tốt các yếu tố của môi trường.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 171 - 172)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)