Sinh trưởng của các cơ quan, cơ thể 1 Sinh trưởng của rễ.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 137 - 138)

- Các dạng nước trong cây.

CỦA THỰC VẬT

6.3. Sinh trưởng của các cơ quan, cơ thể 1 Sinh trưởng của rễ.

6.3.1. Sinh trưởng của rễ.

Rễ được tạo thành từ miền sinh trưởng rễ. Trong rễ đang sinh trưởng có 4 miền khác nhau. Chóp rễ là miền phôi thai, tiếp theo là miền kéo dài, miền lông hút và cuối cùng là miền phân nhánh của rễ. Các miền riêng biệt có quá trình sinh trưởng đặc trưng riêng, có

hoạt động sinh lý, trao đổi chấtphù hợp chức năng miền đó đảm

nhận.

Phần đầu tiên của rễ là chóp rễ xảy ra sự phân bào mạnh mẽ mà không tăng kích thước của tế bào, phần này dài khoảng 1,5 mm. Tiếp theo vùng chóp rễ là vùng mà các tế bào lớn lên về thể tích, vùng này có chiều dài khoảng 2,5 mm. Trong 4 mm của vùng sinh trưởng này tiến hành các quá trình phân chia và lớn lên của tế bào. Miền tiếp theo là miền các tế bào phân hóa mà không lớn lên nữa.

Trong rễ đang sinh trưởng, ở vùng đầu tiên của bao rễ người ta tìm thấy một nhóm tế bào đặc biệt có hàm lượng axit nucleic thấp, không có khả năng tổng hợp ADN, do vậy các tế bào này không phân chia, những tế bào này làm nhiệm vụ bảo vệ cho chóp rễ.

Thành phần hóa học ở các miền sinh trưởng khác nhau của

rễ rất khác nhau. Lượng nước trong tế bào tăng theo sự sinh

trưởng, lượng đường cũng tăng dần theo sự sinh trưởng từ chóp

rễ vào đến thân rễ. Hàm lượng protein tăng từ chóp rễ đến miền

kéo dài, từ đó lại giảm dần đến thân rễ. Hàm lượng cellulose tăng

theo quá trình sinh trưởng. Cường độ hô hấp có thay đổi, tăng lên ở miền kéo dài và sau đó lại giảm.

Quá trình sinh trưởng của rễ chịu sự chi phối của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài. Các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, thoáng khí

có ý nghĩa quan trọng đến quá trình sinh trưởng của rễ. Nhiệt độ

thích hợp cho sự sinh trưởng của rễ thấp hơn nhiệt độ thích hợp

cho sự sinh trưởng của thân và phụ thuộc vào nhóm sinh thái. Trong điều kiện đất đủ ẩm rễ sinh trưởng tốt, khi đất khô đến

nước) thì rễ sinh trưởng tập trung ở vùng đất mặt, khi đất thiếu nước thì rễ lại ăn sâu và lan rộng để tìm nguồn nước.

Nồng độ O2 trong đất có liên quan đến sự sinh trưởng của rễ.

Khi nồng độ O2 giảm dến 10% thì sự sinh trưởng của rễ bắt đầu

giảm và rễ ngừng sinh trưởng khi nồng độ O2 < 5%.

Các chất điều hòa sinh trưởng có tác dụng kích thích quá

trình sinh trưởng của rễ. Auxin với nồng độ thấp có tác dụng kích thích (10-10 M), ở nồng độ cao hơn (10-8 M) lại có tác dụng ức chế sinh trưởng của rễ.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)