- Các dạng nước trong cây.
quá trình sinh trưởng của thực vật
6.6. Sự vận động sinh trưởng của thực vật 1 Khái niệm.
6.6.1. Khái niệm.
Khác với động vật, thực vật có bộ rễ bám chắc vào đất, cố
định vị trí ở trong không gian. Tuy vậy thực vật cũng có khả năng
vận động những cơ quan, bộ phận của mình để thích ứng với
những biến động và tác động của các tác nhân ngoại cảnh. Chúng
có thể vận động chậm chạp nhờ các phản ứng vận động sinh
trưởng hướng, được điều chỉnh bằng các tác nhân kích thích như
động cực kỳ nhanh ở những thực vật rất nhạy cảm khi có tác nhân kích thích cơ học như sự vận động nhanh của lá cây trinh nữ, các thực vật bắt mồi... Một dạng vận động khác rất phổ biến là sự vận động theo nhịp điệu có tính chất chu kỳ (theo đồng hồ sinh học) như một số thực vật thuộc họ đậu. Lá của những thực vật này đóng lại vào ban đêm và mở ra vào ban ngày nên gọi là những thực vật
“cảm đêm”. Mỗi một dạng vận động có những ý nghĩa thích nghi
riêng của nó. Tất cả những loại vận động đó gọi là sự vận động
sinh trưởng của thực vật. Sự vận động sinh trưởng của thực vật là
một phản ứng thích nghi và bảo vệ đã được hình thành trong quá
trình tiến hóa của thực vật.
Sở dĩ thực vật vận động được là nhờ sự sinh trưởng không đều giữa bên này và bên kia, giữa mặt trên và mặt dưới của cơ
quan sinh trưởng dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh. Tùy
theo phương hướng tác động của yếu tố môi trường mà sự vận động của thực vật được chia thành hai loại, đó là sự vận động hướng (tính hướng động) và chuyển động cảm ứng (tính cảm).