Chuyển động cảm ứng của thực vật (Tính cảm).

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 173 - 174)

- Các dạng nước trong cây.

quá trình sinh trưởng của thực vật

6.6.3. Chuyển động cảm ứng của thực vật (Tính cảm).

Chuyển động cảm ứng là sự vận động của thực vật do các

yếu tố ngoại cảnh tác động đồng đều lên mọi phía của cơ quan,

như yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm không khí... Chuyển động

cảm ứng thể hiện rõ nhất ở các cơ quan có cấu tạo phần lưng và phần bụng (lá cây, cánh hoa). Tính cảm là do sự sinh trưởng không đồng đều ở hai phía lưng và bụng của cơ quan, gây ra sự uốn cong về một phía. Ví dụ khi hoa nở là do mặt trên cánh hoa sinh trưởng mạnh hơn mặt dưới, còn hoa cụp lại là do mặt dưới sinh trưởng mạnh hơn mặt trên. Tùy theo nhân tố ngoại cảnh tác động mà có các loại tính cảm sau.

Tính cảm đêm là do sự xen kẽ giữa ngày và đêm làm cho một

số hoa, lá ngày mở đêm khép lại hay cụp xuống. Sự nở hoa ban

ngày rất có lợi cho quá trình sinh sản của cây. Ban ngày có điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho quá trình thụ phấn, thụ tinh,

kể cả sự thụ phấn chéo nhờ ong bướm. Hiện tượng cảm đêm

không những thể hiện ở hoa mà ngay cả ở lá của một số loài thực vật, đặc biệt là cây họ đậu.

Tính cảm quang là ánh sáng mạnh hay yếu tác động lên hoa làm cho hoa nở hoặc đóng lại (hoa dạ hương, hoa quỳnh...).

Tính cảm nhiệt là do nhiệt độ cao tác động làm cho hoa nở ra vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày (hoa mười giờ...).

Nguyên nhân gây ra các loại tính cảm trên là do sự sinh trưởng không đồng đều của hai mặt của cơ quan cảm ứng. Ði sâu hơn người ta còn thấy rằng nguyên nhân của sự sinh trưởng không đều đó có lẽ là do sự phân bố của auxin ở hai phía lưng và bụng của cơ quan có khác nhau. Tuy nhiên cơ chế của quá trình này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Tính cảm chấn là khi cây gặp chấn động hoặc bị lạnh thì hoa đóng lại, lá cụp xuống... Hiện tượng cảm chấn thể hiện rõ ở cây trinh nữ và cây bắt mồi. Cơ chế của tính cảm chấn đến nay vẫn còn chưa rõ, nhưng theo một số nhà nghiên cứu thì sở dĩ có sự cảm

chấn ở cây trinh nữ là vì mô của khớp lá có tính cảm ứng không

đồng đều giữa mặt trên và mặt dưới. Sự cảm ứng của mặt trên xảy

ra mạnh hơn so với mặt dưới (gấp 8 lần). Khi bị chấn động tế bào

của mô dưới sinh ra một chất có bản chất oxyaxit làm tính thấm tăng lên đột ngột, màng tế bào co lại và ép dịch bào ra gian bào làm sức trương nước của tế bào giảm nhanh chóng, lá cụp lại. Chất này di

chuyển và gây cảm ứng dây chuyền với tốc độ 15mm/giây. Có giả

thiết cho rằng tính cảm chấn có liên quan đến quá trình điện thẩm thấu.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 173 - 174)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)