Vai trò của một số vi lượng quan trọng

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 80 - 82)

- Các dạng nước trong cây.

2. Vai trò của các nguyên tố khoáng đối với thực vật

2.2.2. Vai trò của một số vi lượng quan trọng

* Vai trò của Bo (Boron - B)

B là nhân tố phụ của nhiều hệ enzyme. Thiếu B, các điểm sinh trưởng của thân, rễ, lá chết dần, vì B có vai trò lớn trong trao đổi glucid. Thiếu B thì trong lá tích lũy nhiều đường làm cho đỉnh sinh trưởng thiếu glucid sinh ra hiện tượng dư thừa NH3 vì glucid là chất nhận rất tốt của NH3. Gần đây người ta cho rằng điểm sinh trưởng chết vì trao đổi acid nucleic bịđảo lộn.

Thiếu B hàm lượng ARN và ATP trong các điểm sinh trưởng của thân bị giảm sút rõ rệt do quá trình trao đổi năng lượng bị giảm sút.

B còn có khả năng làm tăng hoạt tính của dehydrogenase. B còn đảm bảo lượng O2 cho rễ. B làm tăng sự tổng hợp protein của cây nên B còn có tác dụng chống lốp đổ. B làm tăng sự hút cation trong quá trình dinh d- ưỡng, thúc đẩy sự vận chuyển P trong cây.

Thiếu B thì tốc độ hút Ca bị giảm xuống, làm rối loạn quá trình hình thành vách tế bào.

Nhiều công trình nghiên cứu thấy rằng B có ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp sắc tố, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, dinh dương khoáng, trao đổi N, quá trình thụ phấn và đậu quả của cây.

Nguồn phân bón B là H3BO3, Mg3(BO3)2, hàn the (borax): Na2BB4O7.10 H2O.

* Vai trò của Đồng (Copper -Cu).

Cu tham gia vào thành phần của hệ enzyme oxydase. Thiếu Cu có liên quan đến dinh dưỡng N. Cu có tác dụng lớn đến quá trình tổng hợp protein, tham gia vào giai đoạn đầu của quá trình đồng hóa nitratee. Vai

trò của Cu đối với tổng hợp protein có liên quan đến quá trình trao đổi acid nucleic (ARN giảm xuống khi thiếu Cu). Cu góp phần tích cực trong quá trình hình thành và bảo đảm độ bền của chlorophyll. Cu có ảnh hưởng mạnh đến quá trình chuyển hóa glucid, phosphatid, nucleoproteid, quá trình trao đổi vitamine, kích thích tố sinh trưởng. Lúc bón phân đạm nhất là NH4+đòi hỏi Cu cũng tăng lên.

Ngoài việc chống lốp đổ, Cu còn tác dụng chống hạn, chống rét và tăng khả năng giữ nước của mô.

Nguồn phân Cu phổ biến là CuSO4. Cũng có thể sử dụng phế liệu sản xuất pyrid để bón cho cây.

* Vai trò của Kẽm (Zinc -Zn).

Zn là thành phần bắt buộc của enzyme carboanhydrase xúc tác phản ứng:

H2CO3 CO2 + H2O

Thiếu Zn sẽ tích tụ nhiều acid cacbonic gây cản trở cho tiến trình oxy hóa làm rối loạn quá trình trao đổi chất. Zn tham gia tích cực trong quá trình oxy hóa khử. Nó là thành phần của alcoldehydrogenase, glutamatdhydrogenase, lactatdehydrogenase, tham gia trong quá trình chuyển hoá các hợp chất chứa nhóm HS.

Zn đóng vai trò quan trọng trong trao đổi phosphore, glucid, protein, acid nucleic. Thiếu Zn, P vô cơ tích tụ nhiều trong mô, gây cản trở cho quá trình phosphoryl hóa oxy hóa. Thiếu Zn hàm lượng đường khử tăng lên, đường saccharose, tinh bột giảm xuống, acid amine tự do tăng lên do tổng hợp protein bịức chế và do đó ARN và ADN giảm xuống, hoạt tính enzyme ribonuclease tăng lên.

Zn có tác dụng thúc đẩy tổng hợp các kích thích tố sinh trưởng đặc biệt là auxin. Zn có vai trò tích cực trong quá trình phát triển hạt phấn nhất là lề bào trứng và phôi. Thiếu Zn làm ngô, đậu tương, cây gỗ và cây ăn quả, mía, lanh, nho, cà chua dễ bị cảm ứng. Trấu thiếu Zn thường có bệnh màu đồng của lá. Cam, quýt lá bé, lốm đốm vàng, ngô xuất hiện bạch tạng.

Nguồn phân chủ yếu là ZnSO4 bón ở chân đất kiềm và cát pha.

* Man gan (Manganese –Mn).

Thiếu Mn thường giảm thấp quang hợp rõ rệt. Người ta cho rằng Mn tham gia vào phản ứng giải phóng O2 trong quang hợp (phản ứng quang phân ly nước).

Thiếu Mn thì phần lớn Fe trong tế bào chuyển thành dạng khử Fe+2 làm hại cho cây. Nếu thừa Mn thì sắt trở thành dạng Fe3+ không có hoạt

tính sinh lý gây vàng úa cho cây. Do đó, cây chỉ sinh trưởng bình thường khi tỷ lệ Mn/Fe thích hợp (từ 1/2 đến l/3).

Mn có ảnh hưởng đến hoạt tính của các hệ enzyme phá hủy mạnh carbon như peptidase, ferase, phosphatase, decarboxylase.

Mn còn giúp cho quá trình hút N đặc biệt là dạng NO3- Nguồn phân chủ yếu là MnSO4.

* Molipden (Molybdenum -Mo).

Mo rất cần thiết cho nhiều cây. Triệu chứng đói Mo thể hiện ở màu lá vàng do đói đạm, cây chậm lớn, trong mô tích lũy nhiều NO3-. Thiếu Mo, cây họ đậu có nốt sần ít, bé và nốt sần màu xám. Người ta đã phát hiện thấy trên 40 loài cây đói Mo. Mo rất cần cho vi sinh vật có khả năng cố định N2 như Azotobacter, Chlostridium pasteurianum, tảo lam và vi khuẩn cộng sinh với cây họđậu.

Mo là thành phần của enzyme nitratereductase xúc tác quá trình khử nitrate. Mo tham gia quá trình tổng hợp acid amine và tổng hợp protein đặc biệt làm tăng tỷ lệ N-protein so với N-tổng số.

Mo ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và vận chuyển glucid, tổng hợp các sắc tố, vitamine (đặc biệt là vitamine C), ảnh hưởng đến quá trình đồng hóa P và Ca và một số nguyên tố khác. Ca và Mo có tác dụng hỗ trợ nên đất chua bón Ca làm tăng khả năng sử dụng Mo dự trữ.

3. Dinh dưỡng Nitơ (nitrogen) của thực vật 3.1. Vai trò của Ni tơđối với thực vật.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)