Sinh lý của quá trình thụ phấn.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 174 - 175)

- Các dạng nước trong cây.

quá trình sinh trưởng của thực vật

6.7.1. Sinh lý của quá trình thụ phấn.

Sư thụ phấn là hạt phấn rơi trên núm nhụy của hoa thì nó sẽ

nảy mầm để hình thành ống phấn. Ống phấn sinh trưởng nhanh,

chui vào vòi nhụy đến túi phôi đưa tinh tử vào thụ tinh với tế bào

trứng. Rõ ràng hạt phấn là một cơ quan sinh trưởng của thực vật.

Trước đó hạt phấn được hình thành trên nhị đực và nằm trong

trạng thái tiềm sinh. Khi hạt phấn rơi vào núm nhụy thì bắt đầu nảy mầm, màng ngoài của hạt phấn vỡ ra, còn màng trong kéo dài

thành ống phấn chui vào vòi nhụy. Nhờ đặc tính hướng hóa mà

ống phấn kéo dài theo vòi nhụy để dẫn các tinh tử đực vàìo thụ tinh

với tế bào trứng trong bầu nhụy. Nhiệm vụ của ống phấn là đưa

các yếu tố di truyền của tế bào đực vào thụ tinh với tế bào cái của hoa. Hạt phấn có thể đảm nhận quá trình nẩy mầm là nhờ có chứa thành phần dinh dưỡng phức tạp và hoàn chỉnh, gồm các chất dinh dưỡng như protein, lipit, gluxit và những chất có hoạt tính sinh lý cao như vitamin, enzyme, chất kích thích sinh trưởng. Protein trong hạt phấn có thể hút nước và tham gia vào sự biến đổi chuyển hóa tạo nên ống phấn. Còn các chất chất kích thích sinh trưởng mà chủ

yếu thuộc nhóm auxin có tác dụng điều chỉnh sự sinh trưởng và

kéo dài của ống phấn. Trong quá trình sinh trưởng, hạt phấn tiêu

hao các chất bên trong và sử dụng các chất bên ngoài đặc biệt là

các chất do vòi nhụy tiết ra. Vì vậy, sự sinh trưởng của ống phấn

trong vòi nhụy xảy ra thuận lợi hơn. Núm nhụy tiết ra một dung dịch gồm các chất bổ sung dinh dưỡng cho hạt phấn sinh trưởng, đồng

thời có các chất điều hòa sinh trưởng kích thích hoặc ức chế sự

hình thành ống phấn. Hạt phấn chỉ sinh trưởng tốt ở đầu nhụy hoa của cây cùng loài, còn trên hoa của cây khác loài ống phấn không

sinh trưởng được. Ðối với những cây thụ phấn cùng loài thì đầu

núm nhụy cái đã tiết ra những chất kích thích sự nảy mầm hạt phấn của cây cùng loài và có tác dụng ức chế sự nảy mầm của hạt phấn cây khác loài. Ðây là một biểu hiện thích nghi của thực vật nhằm chống lại sự tạp giao để bảo vệ tính di truyền của loài. Về mặt tiến

hóa, tạp giao dẫn đến sự thoái hóa về nòi giống không có lợi cho

sự tiến hóa của loài. Nhưng mặt khác, đối với các loài có khả năng thụ phấn chéo nhờ côn trùng hay nhờ gió như đối với một số loài cây ăn quả thì hạt phấn chỉ sinh trưởng tốt trên hoa của cây khác hoặc của cây khác giống. Nghĩa là thụ phấn trên hoa cùng cây hoặc cùng giống thì có thể xảy ra bất thụ (tuyệt giao). Ðể khắc phục hiện tượng này trong vườn cây ăn quả người ta trồng xen nhiều giống khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ phấn thụ tinh.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 174 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)