Khả năng chịu bệnh của cây.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 194 - 195)

- Các dạng nước trong cây.

quá trình sinh trưởng của thực vật

7.2.5.3. Khả năng chịu bệnh của cây.

Khả năng chịu bệnh của cây là khả năng miễn dịch của cây. Bệnh của cây do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu là do các VSV gây bệnh lây nhiễm vào cơ thể thực vật gây nên. Sau khi cây bị nhiễm bệnh cơ thể thực vật xảy ra những biến đổi phức tạp và sâu sắc về quá trình trao đổi chấtcũng như các hoạt động sinh lý. Các biến đổi đó xảy ra theo chiều hướng bất lợi cho cây. Trong quá trình chịu tác động bất lợi của VSV gây bệnh, cơ thể thực vật phát sinh những phản ứng tự vệ để chống lại bệnh làm cho cơ thể huy động hết nguồn năng lượng và vật chất dự trữ dẫn đến cơ thể sẽ bị yếu dần và có thể bị chết. Cũng có một số cơ thể có khả năng tự vệ cao sẽ khỏi bệnh và tiếp tục sinh trưởng phát triển. Trong số những cây khỏi bệnh đó có một số sẽ không bao giờ bị mắc lại bệnh đó nữa, đó là sự miễn dịch của cây. Cũng có một số cây do đặc tính của loài mà có khả năng miễn dịch với một số bệnh.

Khả năng miễn dịch của thực vật phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đặc điểm giải phẫu của cây, thành phần hoá học của tế bào, quá trình trao đổi chất, các hoạt động sinh lý…

Đặc điểm giải phẫu-hình thái của cây có vai trò quan trọng đối với khả năng chống chịu của cây với VSV gây bệnh. Trong nhiều trường hợp các đặc điểm giải phẫu-hình thái có ảnh hưởng cơ bản đến tính chống chịu của cây. Ảnh hưởng này chủ yếu xuất hiện ở thời kỳ đầu của quá trình nhiễm bệnh, lúc VSV ký sinh mới xâm nhập vào mô cây.

Trong nhiều trường hợp sự nảy mầm của bào tử rơi trên mặt cây là thời kỳđầu tiên của quá trình nhiễm VSV gây bệnh của cây. Để bào tử nảy mầm có môi trường nước ở trên bề mặt cây nơi bào tử tiếp xúc. Một số cây do đặc điểm hình thái đặc biệt làm cho không khí dễ lưu thông, không tạo ra môi trường có độ ẩm cao trên bề mặt cây nên bào tử không có điều kiện nảy mầm.

Bề mặt lá, thân có phủ lớp sáp mỏng hay lớp lông dày khó thấm nước, nước khó đọng lại đó nên bào tử khó nẩy mầm ở dó.

Cấu tạo và độ chắc của mô bì cũng là yếu tố giúp cây ngăn cản sự xâm nhiễm của VSV gây bệnh.

Thành phần hoá học của tế bào có vai trò rất quan trọng trong khả năng chống chịu VSV gây bệnh của cây. Thành phần có ý nghĩa nhất đối với khả năng chống chịu bệnh của cây là nhóm chất phitonxit. Phitonxit do cây tổng hợp nên không có tác dụng với VSV gây bệnh chuyển hoá với cây đó, do nó đã thích ứng. Như vi khuẩn gây bệnh chết hoại của cam quýt không cảm thụ với những phitonxit của cam quýt do nó đã thích ứng với sự có mặt của các phitonxin này trong cây. Nhưng chỉ những VSVS nào trong quá trình tiến hoá đã thích ứng với phitoxit của một cây nhất định nên đã chống lại được tác dụng của các phitoxit của cây mới ký sinh được ở cây đó. Còn các trường hợp khác VSV đều bị các phitoxit của cây tiêu diệt khi xâm nhập vào cây. Phitoxit tạo ra tính chống chịu không chuyển hoá của mô cây đồng thời nó cũng tạo ra tính không mẫn cảm của cây với những VSV nhất định gây bệnh cây.

Ngoài phitonxit nhiều chất diệt khuẩn khác cũng có trong cây với vai trò giúp cho cây chống lại các VSV gây bệnh xâm nhập khư các hợp chất phenol, các protein miễn dịch, các glucozid, các hợp chất tanin … Tính miễn dịch của cây chống những cơ thể VSV gây hại chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cây phản ứng ở mức độ nhất định khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và hình thành các phản ứng bảo vệ. Kết quả của những phản ứng chống đỡ là làm bệnh không phát sinh, chậm lây lan hay hạn chế được bệnh làm cây phục hồi.

Có hai loại phản ứng tự vệ của cây với VSV gây hại: Tổng hợp mạnh các chất có tác dụng khử các chất độc do VSV tiết ra và phản ứng chống lại, tiêu diệt ngay nguồn VSV gây bệnh. Trong đó loại phản ứng thứ hai có vai trò chính.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 194 - 195)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)