Pha lớn lên của tế bào.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 135 - 136)

- Các dạng nước trong cây.

6.2.2.2.Pha lớn lên của tế bào.

CỦA THỰC VẬT

6.2.2.2.Pha lớn lên của tế bào.

Ðây là giai đoạn tế bào tăng nhanh về kích thước và khối lượng. Ðặc trưng của pha này là bắt đầu xuất hiện không bào. Ban đầu không bào có kích thước nhỏ và số lượng nhiều. Sau đó các không bào nhỏ liên kết lại với nhau thành không bào to hơn và các không bào to hơn tập hợp thành một không bào trung tâm duy nhất. Không bào trung tâm lớn nhanh và đẩy chất nguyên sinh và nhân ra sát thành tế bào. Kích thước của tế bào tăng lên rất nhanh chóng. Sự giãn nhanh chóng của tế bào là kết quả của hai hiệu ứng: Sự giãn thành tế bào và sự tăng thể tích không bào và chất nguyên sinh gắn liền với quá trình sinh tổng hợp các vật liệu cần thiết cho xây dựng thành tế bào và chất nguyên sinh. Chẳng hạn tăng cường tổng hợp cellulose, hemicellulose, pectin...để tạo nên các lớp vỏ tế bào mới và giãn thành tế bào cũ; Tăng cường sinh tổng hợp protein để tăng khối lượng chất nguyên sinh và các bào quan... Ngoài ra, sự hấp thu nước thẩm thấu của không bào có ý nghĩa quan trọng, tạo nên lực đẩy lên thành tế bào làm cho các vi sợi cenlulose vốn bị cắt đứt lực liên kết với nhau có điều kiện trượt lên nhau mà giãn ra.

Ðiều kiện quan trọng nhất cho tế bào giãn được là sự có mặt của các phytohormone kích thích sự giãn của tế bào. Chất quan trọng nhất là auxin và giberellin. Sự sinh trưởng của tế bào có thể tăng lên 6-8 lần khi có mặt của auxin. Vai trò của auxin hoạt hóa

bơm H+ ở màng ngoài, bơm H+ vào thành tế bào. Sự giảm pH

thành tế bào (pH= 4-5) sẽ hoạt hóa các enzyme phân hủy các cầu nối ngang giữa các bó vi sợi cenlulose và làm cho chúng tách rời nhau. Dưới tác động của sức trương do hấp thu nước thẩm thấu

vào không bào mà các vi sợi cenlulose đó có thể vận động trượt

theo các hướng khác nhau và kết quả thành tế bào giãn ra. Song song với quá trình giãn này thì có quá trình sinh tổng hợp các vật liệu mới xây dựng thành tế bào ở vị trí đã giãn (cenlulose, hemicenlulose, protopectin...). Giberellin với sự giãn của tế bào ngoài cơ chế bơm proton như auxin, nó còn kích thích các enzyme thủy phân liên quan đến cơ chế hấp thu nước thẩm thấu của tế bào và tăng cường hàm lượng auxin nhờ tăng hàm lượng triptophan.

Ðiều kiện ngoại cảnh cực kỳ quan trọng cho sự giãn của tế bào là nước. Vì sự hấp thu nước thẩm thấu vào không bào có ý

nghĩa quyết định cho sự giãn của tế bào. Các nguyên tố dinh

dưỡng cũng có ý nghĩa quan trọng lên sự giãn tế bào như nitơ, phôtpho vì chúng là thành phần của prôtêin, phôtphatit là những hợp chất quan trọng cấu trúc nên chất nguyên sinh và tăng sinh khối.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 135 - 136)