Đặc điểm sinh học của hệ rễ thích nghi với chức năng hút nước.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 35 - 36)

- Các dạng nước trong cây.

2.2.1.1. Đặc điểm sinh học của hệ rễ thích nghi với chức năng hút nước.

- Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định. Do nước chiếm một lượng lớn trong tế bào thực vật, duy trì độ trương của tế bào cho nên làm cho thực vật có một hình dáng nhất định.

- Nước nối liền cây với đất và khí quyển góp phần tích cực trong việc bảo đảm mối liên hệ khăng khít sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường. Trong quá trình trao đổi giữa cây và môi trường đất có sự tham gia tích cực của ion H+ và OH- do nước phân ly ra.

- Nước góp phần vào sự dẫn truyền xung động các dòng điện sinh học ở trong cây khiến chúng phản ứng mau lẹ không kém một số thực vật bậc thấp dưới ảnh hưởng của tác nhân kích thích của ngoại cảnh.

- Nước có một số tính chất hóa lý đặc biệt như tính dẫn nhiệt cao, có lợi cho thực vật phát tán và duy trì nhiệt lượng trong cây. Nước có sức căng bề mặt lớn nên có lợi cho việc hấp thụ và vận chuyển vật chất. Nước có thể cho tia tử ngoại và ánh sáng trông thấy đi qua nên có lợi cho quang hợp. Nước là chất lưỡng cực rõ ràng nên gây hìện tượng thủy hóa và làm cho keo ưa nước được ổn định.

Một số thực vật hạ đẳng (rêu, địa y) có hàm lượng nước ít (5-7%), chịu đựng thiếu nước lâu dài, đồng thời có thể chịu đựng được sự khô hạn hoàn toàn. Thực vật thượng đẳng mọc ở núi đá hay sa mạc cũng chịu được hạn còn đại đa số thực vật nếu thiếu nước lâu dài thì chết. Cung cấp nước cho cây là điều không thể thiếu được để bảo đảm thu hoạch tốt.Việc thỏa mãn nhu cầu nước cho cây là điều kiện quan trọng nhất đối với sự sống bình thường của cây (Makximov, 1952, 1958; Krafts, Carrier và Stocking, 1951; Rubin, 1954,1961; Sabinin, 1955). Những khả năng to lớn theo hướng này nhằm phục vụ sự phát triển và kĩ thuật tưới trong nông nghiệp.

2.2. Sự hút nước của cây. 2.2.1. Sự hấp thụ nước của rễ. 2.2.1. Sự hấp thụ nước của rễ.

2.2.1.1. Đặc điểm sinh học của hệ rễ thích nghi với chức năng hút nước. nước.

Qua nghiên cứu của nhiều nhà khoa học cho thấy rễ có khả năng đâm sâu, lan rộng, khả năng phân nhánh có bề mặt và độ dài lớn hơn thân và lá gấp bội. Nhờ có những đặc tính trên, rễ có khả năng sử dụng lượng ẩm phân tán, ít ỏi và chất khoáng khá nghèo nàn trong môi trường đất. Viện sĩ Macximov (1944) đã nói: "Trái với quan niệm thông thường hệ rễ không phải đính chặt, bất động trong một miền nhất định nào đó của đất mà luôn luôn di chuyển về đằng trước tựa như một đàn khổng lồ loài vật

nhỏ bé đào liếm quanh mỗi hạt cát gặp phải và tách những màng nước mỏng dính từ đó. Do đó không chỉ nước chảy theo mao quản tới đầu rễ, mà đầu rễ được trượt theo nước và vì mục đích đó chúng ủi đào đất một cách mảnh liệt không bỏ sót một ly khối nước nào không sử dụng. Lúc các lớp đất mặt càng khô, hệ rễ càng ngày càng đâm sâu vào lòng đất".

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)