Sinh trưởng của thân.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 138 - 139)

- Các dạng nước trong cây.

CỦA THỰC VẬT

6.3.2. Sinh trưởng của thân.

Sự sinh trưởng của thân được thực hiện bởi hai loại mô khác nhau. Sự tăng chiều cao của thân do sự sinh trưởng của mô phân sinh ngọn, còn sự tăng chiều ngang của thân là do sự sinh trưởng của mô phân sinh tượng tầng.

Do kết quả của sự phân chia tế bào phân sinh làm xuất hiện các tế bào không phân chia để hình thành các mô riêng biệt. Ở các mô phân sinh ngọn nguyên bì sẽ phát triển thành biểu bì, tiền tượng tầng tạo mô dẫn và mô phân sinh chính sẽ tạo nên nhu mô.

Thân cây lớn lên nhờ chóp ngọn. Các cành phát triển ra từ chồi thì các đốt cơ bản được hình thành từ trong chồi. Sự kéo dài của lóng được hình thành ngay trong phôi hay trong mầm của cành. Sự sinh trưởng về bề ngang của thân và cành nhờ sinh trưởng của tượng tầng là nhóm mô phân sinh nằm giữa libe (phloem) và gỗ (xylem). Các tế bào kéo dài của tượng tầng phân chia theo trục dọc. Tượng tầng chỉ hoạt động phân chia trong thời kỳ phát triển cơ quan sinh dưỡng.

Quá trình sinh trưởng của thân chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài.

Các chất điều hòa sinh trưởng có vai trò rất quan trọng rong thời kỳ sinh trưởng của thân, trong đó auxin và giberellin có ý nghĩa hơn cả. Auxin kích thích mạnh quá trình sinh trưởng của thân chính, nhưng lại có tác dụng ức chế sin trưởng của cành bên tạo ra hiện tượng ưu thế ngọn. Giberellin có tác dụng thúc đẩy sự kéo dài các lóng và làm xuất hiện các lóng mới nên làm cho chiều cao của thân tăng lên.

Các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, các chất

khoáng... cũng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng của

thân.

Nhiệt độ không khí có vai trò quan trọng đến sự tăng trưởng

chiều dài của thân, nhiệt độ quá thấp hay quá cao đều kìm hãm sự sinh trưởng của nó. Sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cũng là yếu tố kích thích sinh trưởng của thân. Biên độ thay đổi nhiệt càng lớn

càng kích thích sinh trưởng của thân. Sự chênh lệch nhiệt độ

không khí và nhiệt độ đất cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thân, nhiệt độ đất phải thấp hơn nhiệt độ không khí thì mới thuận lợi cho sự sinh trưởng của nó.

Ánh sáng cũng là một yếu tố quan trọng đến sự sinh trưởng của thân, cây thiếu ánh sáng thường mọc vống, cây yếu dễ đổ do trung trụ và mô cơ phát triển kém, do sắc tố tổng hợp ít nên cây bị bạc trắng.

Nước là yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thân, thiếu

nước cây sinh trưởng chậm, nhưng trong môi trường bão hòa nước cũng ức chế sự sinh trưởng của thân.

Các chất khoáng và đạm cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng của thân, đặc biệt là đạm. Nếu thiếu đạm thì sẽ dẫn đến thiếu protein và axit nucleic thì quá trình sinh trưởng bị ngưng

trệ. Nếu thiếu P, K sẽ ức chế sinh trưởng của thân mặc dù các

nguyên tố này không trực tiếp kích thích sinh trưởng như đạm.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 138 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)