Axit absisic (ABA).

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 152 - 153)

- Các dạng nước trong cây.

N H H H

6.4.2.1. Axit absisic (ABA).

Năm 1961, hai nhà khoa học người Mỹ Liu và Carn đã tách được một chất dưới dạng tinh thể từ quả bông già và khi xử lý cho

cuống lá bông non đã gây ra hiện tượng rụng và gọi chất đó là

Absisic I.

Năm 1963, Chkuma và Eddicott đã tách được một chất từ lá già cây đậu ngựa và đặt tên là Absisic II. Vào thời gian này

Wareing và các cộng sự cũng đã tách được một chất ức chế có

trong các chồi đang ngủ và đặt tên là “Ðômin”. Năm 1966, dùng

phương pháp quang phổ phân cực đã xác định được bản chất hoá học của chất ức chế này. Năm 1967, hội nghị khoa học quốc tế đã đặt tên cho chất ức chế sinh trưởng này là axit absisin (AAB) và có công thức hoá học là C15H20O4.

Hình 4. Công thức cấu tạo của axit absisic (AAB)

Axit hận của

cơ th

cây gặp điều kiện ngoại cảnh bất lợi như hạn, úng, đói

dinh n và nhanh chóng hình thành tầng H CH3 H3C CH3 C C OH C CH O CH 3 H COOH

absisic được tổng hợp ở hầu hết tất cả các bộ p

ể như rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt, củ...và được tổng hợp nhiều

trong các bộ phận già và các bộ phận đang ngủ nghỉ của cây. Nó

được vận chuyển trong cây không phân cực (vận chuyển đi mọi hướng).

Khi

dưỡng, bị thương tổn, bị bệnh... thì hàm lượng axit absisic ở trong cây tăng lên làm cho cây mau già.

+ Vai trò sinh lý của axit absisic: Axit absisic kich thích sự xuất hiệ

rời ở phần cuống, điều chỉnh sự rụng của các cơ quan của cây, vì vậy ở các bộ phận già sắp rụng chứa nhiều axit absisic.

Trong các cơ quan đang ngủ nghỉ, hàm lượng axit absisic tăng gấp 10 lần so với thời kỳ sinh trưởng. Sự ngủ nghỉ kéo dài cho đến khi nào hàm lượng axit absixic trong cơ quan ngủ nghỉ giảm đến mức tối thiểu. Do vậy từ trạng thái ngủ nghỉ chuyển sang trạng thái nảy mầm có sự biến đổi tỷ lệ giữa axit absisic và gibberellin ở trong các cơ quan.

Axit absisic có chức năng điều chỉnh sự đóng mở của khí

khổng. Xử lý axit absisic ngoại sinh cho lá làm khí khổng đóng lại

nhanh chóng, vì vậy mà làm giảm sự thoát hơi nước của lá. Chức

năng điều khiển sự đóng mở khí khổng có liên quan đến sự vận

động nhanh chóng của ion K+. Axit absisic gây cho tế bào đóng tạo nên “lỗ thủng” K+, mất sức trương và khí khổng đóng lại. Xử lý axit

absixic ngoại sinh làm khí khổng đóng lại để hạn chế sự thoát hơi

nước qua khí khổng, giảm sự mất nước của lá.

Axit absisic được xem là một hormone của “Stress” vì khi gặp các điều kiện ngoại cảnh bất lợi thì hàm lượng của nó tăng lên và tăng tính chống chịu của cây. Ví dụ khi gặp hạn hàm lượng axit

absixic trong lá tăng nhanh làm khí khổng đóng lại làm giảm sự

thoát hơi nước của cây. Ðây là một hình thức thích nghi của cây trong điều kiện khô hạn.

Axit absisic còn được xem như là một hormone của sự già

hóa, mức độ già hóa của cơ quan gắn liền với sự tăng lượng axit

absisic. Trong chu kỳ sống, ở thời kỳ cây bắt đầu ra hoa tạo quả,

hạt, củ... hàm lượng axit absisic tăng lên cho đến giai đoạn cuối. Vì vậy, sau khi cây ra hoa thì cây mau già và rút ngắn chu kỳ sống của mình.

Axit absisic ức chế sự tổng hợp axit nucleic trong tế bào, ức chế quá trình tổng hợp protein, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây, làm cây mau già và rút ngắn chu kỳ sống.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 152 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)