Sinh lý của sự thụ tinh.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 175 - 177)

- Các dạng nước trong cây.

quá trình sinh trưởng của thực vật

6.7.2. Sinh lý của sự thụ tinh.

Tinh tử đực sau khi thụ phấn được dẫn truyền theo ống phấn đến thụ tinh với noãn và tạo hợp tử. Khi ống phấn kéo dài đến noãn sào thì hai tinh tử tiến hành thụ tinh kép. Một tinh tử kết hợp với nhân của tế bào trứng tạo thành hợp tử lưỡng bội, về sau hợp tử phân chia và phát triển thành phôi mầm. Tinh tử còn lại kết hợp với hạch thứ sinh của túi noãn tạo thành nhân tam bội, sau đó trở thành nội nhũ của hạt. Sau khi thụ tinh xong thì phôi và nội nhũ hình thành nên hạt, còn bầu nhụy phát triển thành quả. Người ta cho rằng sự sinh trưởng của hợp tử và bầu quả là nhờ sự kích thích của auxin.

Trước khi thụ tinh thì cả bầu và noãn ở trạng thái ngừng sinh trưởng. Trạng thái này được khắc phục khi quá trình thụ tinh đã xảy ra. Quá trình tổng hợp auxin xảy ra ngay sau khi thụ phấn và tăng dần theo sự vận động của ống phấn vào vòi nhụy. Quan sát ở cây cà chua thấy sau thụ phấn 20 giờ thì auxin được tổng hợp chủ yếu ở phần đầu của vòi nhụy, sau 50 giờ thì thấy có auxin ở phần gốc

của vòi, sau 90 giờ thì auxin có chủ yếu ở phần gốc của bầu. Như vậy sự hình thành auxin là kết quả của quá trình thụ phấn và thụ tinh, chính auxin đã làm cho bầu trở thành trung tâm lôi kéo dòng vận chuyển các hợp chất hữu cơ chảy về. Nhờ đó mà quả lớn lên nhanh chóng và không bị rụng.

Khi phun các chất kích thích sinh trưởng với nồng độ thích

hợp lên hoa và bầu trước khi xảy ra thụ phấn thụ tinh, các chất này sẽ khuyếch tán vào mô bầu thay auxin nội sinh để kích thích sự phát triển của bầu quả và tạo quả không hạt.

Quá trình thụ phấn và thụ tinh chịu ảnh hưởng rất nhiều của

các điều kiện ngoại cảnh, trong đó các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm là quan trọng nhất.

Nhiệt độ rất cần cho sự nảy mầm của hạt phấn và sinh trưởng của ống phấn. Nhiệt độ thích hợp là 20OC - 30OC. Nhiệt độ quá thấp sẽ làm hạt phấn nảy mầm kém và ống phấn không sinh trưởng được, ức chế sự thụ phấn thụ tinh, phôi không hình thành, hạt bị lép. Cây ra hoa nếu gặp rét sẽ giảm năng suất, hạt lép nhiều.

Nếu nhiệt độ quá cao cũng làm cho sự nảy mầm và sinh trưởng

của ống phấn không bình thường, quá trình thụ tinh kém và năng suất cũng thấp.

Ðộ ẩm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sự nảy mầm của hạt phấn. Không khí bão hòa hơi nước ức chế sự thụ phấn do hạt phấn là một hệ thống thẩm thấu có áp suất khá cao cho nên độ ẩm không khí bão hòa sẽ làm hạt phấn trương mạnh và bị vỡ ra. Mặt khác mưa nhiều có thể làm rửa trôi các chất do đầu nhụy tiết ra

kích thích hạt phấn nảy mầm. Trong điều kiện khô hạn, độ ẩm

không khí thấp thì hạt phấn không thể nảy mầm được. Vì vậy, khi cây ra hoa nếu gặp khô hanh (gió lào, hạn hán) thì không có khả năng thụ phấn, thụ tinh và hình thành quả, hạt, dẫn đến mất mùa.

Ngoài ra gió cũng ảnh hưởng lớn đến sự thụ phấn, gió vừa

phải sẽ thuận lợi cho cây giao phấn, gió to sẽ cuốn trôi hạt phấn hoặc gây khó khăn cho hạt phấn rơi trên núm nhụy.

Ðiều khiển nhiệt độ và ẩm độ không khí... những yếu tố vũ trụ là một việc làm hết sức khó khăn. Nhưng bằng biện pháp điều khiển thời vụ, xác định cơ cấu cây trồng hợp lý trên một vùng sinh thái nhất định có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự thụ phấn thụ tinh. Nhiều nghiên cứu cho rằng chọn mốc của thời vụ gieo trồng là dựa vào thời kỳ ra hoa của các loại cây trồng, từ đó xê dịch thời vụ gieo trồng như thế nào đó để giai đoạn thụ phấn thụ tinh đúng vào

thời điểm khí hậu thời tiết thuận lợi nhất. Như vậy, bằng cách điều khiển thời vụ gieo trồng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý trong trồng trọt, con người có thể tác động vào quá trình thụ phấn thụ tinh để nâng cao năng suất cây trồng.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 175 - 177)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)