Hàm lượng oxy.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 168 - 169)

- Các dạng nước trong cây.

quá trình sinh trưởng của thực vật

6.5.3. Hàm lượng oxy.

Thực vật sử dụng oxy cho hô hấp để giải phóng năng lượng

cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, ôxy là yếu tố rất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Nồng độ ôxy trong khí quyển chiếm khoảng 21%, đó là nồng độ thích hợp cho các bộ phận trên mặt đất của cây sinh trưởng. Nếu vượt quá nồng độ đó thì sự sinh trưởng của các bộ phận trên mặt đất bị kìm hãm (Pfeffer, cuối thế kỷ 19).

Ðối với rễ cây, vì sinh trưởng ở trong đất trong điều kiện thiếu ôxy, nhất là trong các tầng đất sâu hay bị úng nước nên rất cần ôxy cho sự sinh trưởng. Mặt khác rễ cây cũng là một trung tâm hoạt động sống mạnh mẽ nên cần cung cấp đầy đủ ôxy. Khi lượng ôxy trong đất giảm xuống dưới 10% thì sinh trưởng của rễ bị giảm sút,

dưới 5% thì rễ ngừng sinh trưởng, đến 3% thì rễ chết. Tuy nhiên

các loại cây khác nhau nhu cầu ôxy cho bộ rễ cũng khác nhau. Chẳng hạn ở cây lúa có hệ thống xoang bào thông từ lá qua thân đến tận rễ nên có thể sống trong ruộng ngập nước mà không thiếu ôxy. Trong khi đó một số loại cây trồng như các loại cây màu, cây ăn qủa... rễ của chúng cần rất nhiều ôxy để sinh trưởng và không thể tồn tại trong điều kiện ngập úng. Vì vậy, những biện pháp kỹ thuật như làm cỏ, sục bùn, xới xáo, làm đất tơi xốp, phá váng... đều nhằm tăng lượng ôxy cho đất để rễ sinh trưởng tốt, góp phần tăng năng suất cây trồng.

6.5.4. Nước.

Nước là yếu tố sinh thái tối cần thiết cho sự sinh trưởng của cây, cây sinh trưởng mạnh khi tế bào bão hòa nước. Sự thiếu bão

hòa nước ở trong cây dẫn đến làm giảm sự sinh trưởng của cây.

Hạt giống phơi khô là một ví dụ điển hình khi hàm lượng nước chỉ còn 10 - 12% trọng lượng khô của hạt thì hạt chuyển sang trạng thái ngừng sinh trưởng. Nếu hạt giống hút nước và lượng nước đạt 50 - 60% lượng nước bão hòa thì sự sinh trưởng lại phục hồi và hạt nảy mầm.

Trong quá trình sinh trưởng của cây, ở giai đoạn giãn của tế bào nước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong giai đoạn này nếu thiếu nước thì kích thước của tế bào sẽ bị giảm vì giai đoạn giãn

kết thúc sớm hơn. Vì vậy ở những vùng đất khô hạn thiếu nước

cây sẽ sinh trưởng còi cọc, có kích thước nhỏ bé và năng suất thấp. Ở những nơi khô hạn kèm theo không khí khô nóng như mùa gió lào ở miền Trung thì sự thoát hơi nước của cây rất mạnh làm cho lá mất nhiều nước nên có sức hút nước lớn sẽ hút nước của mô phân sinh, hoa, quả... làm cho mô phân sinh ngừng sinh trưởng, hoa quả có thể bị rụng. Ngược lại, khi cây sống trong điều

kiện ẩm ướt hay được tưới tiêu đầy đủ thì sinh trưởng mạnh mẽ,

cho năng suất cao.

Riêng đối với các tế bào đầu rễ vì không có mô che chở như phần đầu ngọn nên đất phải đủ ẩm thì rễ mới sinh trưởng được, hệ thống lông hút có khả năng mẫn cảm cao với độ ẩm đất. Ðể giữ ẩm cho đất, ngoài biện pháp tưới tiêu còn có nhiều khâu kỹ thuật khác như làm đất tơi xốp, phủ luống, tủ gốc... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của bộ rễ, nâng cao năng suất cây trồng.

Trong đời sống của cây, thiếu nước ở giai đoạn nào cũng ảnh

hưởng đến sinh trưởng, nhưng trong pha lớn lên của tế bào nếu

thiếu nước thì sự sinh trưởng bị kìm hãm mạnh. Ðối với các loại

cây hòa thảo như lúa, ngô lúc cây bắt đầu đầy đủ lóng và hình

thành hoa thì các tế bào bước sang giai đoạn giãn mạnh, lúc này cây vươn cao rất nhanh gọi là thời kỳ làm thân. Trong giai đoạn này nếu đủ nước thì cây mới cao to, nếu thiếu nước thì cây trở nên thấp nhỏ. Trong trường hợp nếu thấy ruộng lúa đang ở thời kỳ làm thân mà sinh trưởng quá mạnh thì có thể rút nước phơi ruộng trong một thời gian để hạn chế kéo dài của đốt thân, hạn chế sự đổ ngã của cây.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 168 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)