Vai trò sinh lý của các nguyên tố vi lượng.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 76 - 77)

- Các dạng nước trong cây.

2. Vai trò của các nguyên tố khoáng đối với thực vật

2.2. Vai trò sinh lý của các nguyên tố vi lượng.

Trong 74 nguyên tố hóa học tìm thấy trong cơ thể thực vật có 11 nguyên tố đa lượng (chiếm 99,95%), còn hơn 60 nguyên tố còn lại là các nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng (chiếm 0,05%). Mặc dù vậy, các nguyên tố vi lượng vẫn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng.

Trong cơ thể các nguyên tố vi lượng có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau.Nhiều kim loại, trong đó có các nguyên tố vi lượng cần cho cây như: B, Mn, Zn, Cu, Fe, Mo, Co, ... đã được tìm thấy dưới dạng các phức hữu cơ-khoáng. Các phức hữu cơ - khoáng này có những tính chất cơ bản về mặt hoá học như: tính chất của các phức chất khác biệt với tính chất của các thành phần cấu tạo nên nó, phức chất có thể tham gia vào các phản ứng mà các thành phần của nó không thể tham gia được.

Hiện nay người ta đã nghiên cứu chi tiết về các phức chất của các nguyên tố vi lượng như B, Cu. Fe, Mo,...

Ví dụ, acid boric tạo nên các phức chất với hàng loạt các chất là thành phần cấu tạo nên tế bào như: fructose, galactose, glucose, arabinose, mannose, ribose,... B tạo nên phức chất với ATP. Phức chất này dưới tác dụng của ánh sáng, tách gốc axil phosphoric dễ dàng hơn khi có một mình ATP. Có thể B làm tăng vai trò cảm quang của ATP.

Nhiều nghiên cứu cho rằng, khi kết hợp với các chất hữu cơ, hoạt tính hoạt tính của các nguyên tố vi lượng tăng hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng triệu lần so với trạng thái ion của nó. Ví dụ: trong phức chất, Fe không những liên kết với 4 vòng pyron mà còn cả với protein đặc thù, nên hoạt tính của nó tăng lên hàng chục triệu lần.

Oparin đã chỉ rõ ràng: 1 mg Fe liên kết trong phức chất tương đương với tác động xúc tác của 10 tấn Fe vô cơ. Cũng như vậy, Co trong cobalamine (Vitamine B 12) Có khả năng phản ứng mạnh gấp hàng nghìn

lần Co vô cơ. Phức chất hữu cơ - Cu có khả năng phân giải H2O2 nhanh hơn hàng triệu lần so với CuSO4 hay CuCl2.

Vấn đề các phức hữu cơ-khoáng, cụ thể là các phức hữu cơ-kim loại, đã có ý nghĩa đặc biệt do việc khám phá ra khả năng sử dụng các hợp chất nội phức (các chelate) vào việc chống bệnh vàng lá do thiếu Fe, cũng như các bệnh thiếu các nguyên tố vi lượng khác. Người ta sử dụng chelate-fe (Fe-EDTA: Fe-ethylen-diamine-tetra-acetic) để chống bệnh vàng lá rấl nguy hiểm ở thực vật do thiếu Fe gây ra. Sau đó là các dạng chelat khác như: Cu-EDTA, Zn-EDTA, Mn-EDTA, Mo-EDTA,... là những loại phân vi lượng đặc biệt bón qua lá.

Gần đây người ta đã phát hiện thấy: các hợp chất EDTA có tác động giống như các chất điều hoà sinh trưởng. Ví dụ trong thí nghiệm với mầm lúa mì, dùng EDTA với liều lượng 10-5M, sau 19 giờ có tác dụng như 10-5 M acid β indol-acetic (AIA).

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý thực vật (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)