Tổ chức bộ máy kiểm soát chi tiêu công

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò kiểm soát chi tiêu công của kho bạc nhà nước (qua thực tiễn ở kho bạc nhà nước tỉnh thái nguyên) (Trang 45 - 46)

- Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi theo dự toán từ Kho bạc Nhà nước theo Luật NSNN

1.2.2.2. Tổ chức bộ máy kiểm soát chi tiêu công

Quản lý cấp phát và thanh toán các khoản chi NSNN là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc quản lý và sử dụng NSNN, từ khâu lập dự toán, phân bổ, cấp phát, thanh toán đến quyết toán chi NSNN, trong đó hệ thống KBNN giữ vai trò đặc biệt quan trọng.

Việc ứng dụng các hệ thống các chương trình tin học ứng dụng trong quản lý giao dịch thanh toán và hệ thống các trang thiết cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc phải được tăng cường, bổ sung cho đầy đủ, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hiện đại hoá công nghệ thanh toán, truyền tin đảm bảo lưu trữ thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác và mang tính thời đại, không bị lạc hậu. Những thiết bị tin học, những chương trình quản lý chuyên ngành là điều kiện, là phương tiện quan trọng đảm bảo cho công tác kiểm soát chi hữu hiệu, và nhanh chóng. …

Nhưng suy cho cùng, vấn đề con người vẫn là vấn đề then chốt. Một hệ thống tổ chức kiểm soát chi NSNN sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn nếu không phân định và xác lập quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trong từng giai đoạn thực hiện kiểm soát chi NSNN một cách rõ ràng minh bạch. Dù rằng các thủ tục, thể lệ chi tiêu đã được pháp chế hoá đầy đủ và cụ thể cho từng loại chi, tự nó không mang lại kết quả mong muốn nếu cơ quan thi hành không tự ý thức trách nhiệm về những quy định có liên quan cũng như sự phối hợp giữa họ lỏng lẻo. Các ngành, các cấp cần thấy rõ vai trò của mình trong quá trình quản lý chi NSNN từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, thông báo hạn mức kinh phí cấp phát thanh toán, kế toán và quyết toán các khoản chi NSNN.

Ý thức chấp hành của các đơn vị thụ hưởng kinh phí NSNN cấp có ảnh hưởng đến hiệu quả của kiểm soát chi qua KBNN. Bởi vì khi các đơn vị này nắm rõ các quy đinh thì sẽ có ý thức hơn trong việc chấp hành các quy định đó. Vì vậy, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp, làm cho họ thấy rõ kiểm soát chi là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị cá nhân có liên quan đến quản lý quỹ NSNN chứ không phải là công việc riêng của ngành tài chính, KBNN.

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò kiểm soát chi tiêu công của kho bạc nhà nước (qua thực tiễn ở kho bạc nhà nước tỉnh thái nguyên) (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w