7. Kết cấu của Luận văn
3.2.7. Hiện đại hoá công nghệ thanh toán, phát triển hệ thống thông tin, ứng dụng công
ứng dụng công nghệ hiện đại của KBNN.
Trong Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, tại Quyết định số 138/2007/QĐTG ngày 21/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: "xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định, vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt chức năng: quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính Nhà nước, quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán Nhà nước nhằm tăng cường năng lực hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước. Đến năm 2020, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử".
Xây dựng kiến trúc tổng thể hệ thống thông tin KBNN, trong đó lấy hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc làm xương sống nhằm đáp ứng các yêu cầu cải cách quản lý tài chính - ngân sách; mở rộng các ứng dụng tin học hiện đại vào hoạt động nghiệp vụ của KBNN theo hướng tập trung và tích hợp với hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc;
Trình độ công nghệ thanh toán của nền kinh tế trong đó có công nghệ thanh toán của hệ thống ngân hàng và KBNN có tác động trực tiếp đến hiệu quả vai trò của KBNN nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung của toàn bộ nền kinh tế. Chính phủ cần phải có những quyết sách cụ thể để nhanh chóng xây dựng một công nghệ thanh toán hiện đại từng bước hoà nhập với trình độ thanh toán của khu vực và trên thế giới, tiến tới hạn chế tình trạng sử dụng tiền mặt quá nhiều như hiện nay và đẩy nhanh tốc độ thanh toán của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Để giải quyết vấn đề này cần triển khai thực hiện:
- Một là, tạo hành lang pháp lý đối với việc quản lý chi tiêu bằng tiền mặt trong hệ thống KBNN. Cụ thể, bộ Tài chính cần có văn bản quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị thụ hưởng ngân sách, KBNN trong việc quản lý chi tiêu bằng tiền mặt; các nội dung được phép chi bằng tiền mặt; tỷ lệ chi bằng tiền mặt so với tổng
mức dự toán đã được duyệt, trật tự ưu tiên các khoản chi bằng tiền mặt,... điều này không chỉ có ý nghĩa đối với việc giảm bớt khối lượng thanh toán bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN, mà nó còn giúp nâng cao khả năng kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng Nhà nước đối với việc chi tiêu của các đơn vị thụ hưởng kinh phí NSNN.
- Hai là, cải tiến quy trình nghiệp vụ và hiện đại hoá công nghệ kho bạc, công nghệ thanh toán. Đây là một trong những điều kiện cần thiết nhằm tăng cường tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống KBNN. Để làm được điều này đòi hỏi chúng ta cần đề ra những bước đi thích hợp nhằm đẩy nhanh tốc độ tin học hoá trong ngành KBNN. Tăng cường đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác thanh toán, kế toán. Từ đó, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, thuận tiện, chính xác và có độ an toàn cao cho các khách hàng.
- Ba là, xây dựng chiến lược công nghệ kho bạc định hướng “khách hàng”. “Khách hàng” của KBNN bao gồm: các đơn vị sử dụng NSNN, các chủ dự án XDCB, cá nhân công chức nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác, doanh nghiệp và các đối tượng nộp thuế. Công nghệ kho bạc hiện đại định hướng khách hàng trước hết phải mang đến cho khách hàng những dịch vụ hiện đại thông qua các kênh giao dịch đa dạng và thuận tiện; có khả năng cung cấp những dịch vụ mới như: dịch vụ truy vấn thông tin qua Internet, thu-chi trực tiếp như thanh toán trực tiếp cho các nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ…
- Bốn là, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, đáp ứng mục tiêu hiện đại hoá công nghệ thông tin của KBNN; triển khai hệ thống an toàn bảo mật cho hệ thống thông tin KBNN; thiết lập hệ thống dự phòng khắc phục thảm hoạ;
- Năm là, tăng cường đầu tư cho công nghệ thông tin, bảo đảm phát triển nhanh và vững chắc; trong đó, đặc biệt quan tâm đến một số yếu tố trong đầu tư, như: cơ cấu và chất lượng thiết bị, công nghệ thông tin; dự phòng về trang thiết bị; tăng cường sử dụng các nguồn lực tư vấn phát triển ứng dụng từ bên ngoài theo hướng chuyên nghiệp hoá
- Sáu là, thiết kế và xây dựng các kho dữ liệu về thu, chi ngân sách, quản lý nợ, tài sản và các hoạt động nghiệp vụ khác của KBNN để cung cấp thông tin cho
cơ sở dữ liệu quốc gia và phục vụ công tác quản lý, điều hành về tài chính - ngân sách; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ và chuyên nghiệp vào mọi hoạt động của KBNN, hình thành Kho bạc điện tử.
- Bảy là, tổ chức đào tạo cơ bản cho cán bộ KBNN, đặc biệt là cán bộ làm công tác kiểm soát chi NSNN biết sử dụng thành thạo máy vi tính vào công việc chuyên môn. Đào tạo chuyên sâu cho cán bộ tin học nhằm chuẩn bị cho việc tiếp nhận, sử dụng những thành quả của những dự án và chuyển giao công nghệ của các nước. Kết hợp chặt chẽ hoạt động tin học của KBNN với hệ thống tin học chung của ngành tài chính.