7. Kết cấu của Luận văn
1.2.3.4. Do đòi hỏi thựchiện kịp thời và có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế-xã hộ
tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Trong cơ chế thị trường, chi NSNN không còn là kế hoạch cấp vốn duy nhất cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, Chính phủ phải điều chỉnh chi tiêu Ngân sách cho các mục tiêu trọng tâm liên quan đến các hoạt động kinh tế - xã hội của khu vực Nhà nước mà khu vực tư nhân không thể đáp ứng. Vì vậy chi tiêu Ngân sách cho các mục đích và lĩnh vực tiêu dùng của xã hội, các hoạt động sự nghiệp có tính chất thường xuyên phải được bố trí ưu tiên ngay từ khi xây dựng và thiết lập cân đối Ngân sách. Mặt khác chi cho phát triển chủ yếu phải nhằm đầu tư vào kết cấu hạ tầng để tạo hành lang và môi trường cho các hoạt động kinh tế của cả khu vực Nhà nước lẫn khu vực tư nhân cùng phát triển.
Đây là cơ sở ban đầu để hình thành lên sự cân đối NSNN, đảm bảo nguyên tắc hợp lý, tiết kiệm các khoản chi Ngân sách. Điều này có nghĩa là chi cho các hoạt động kinh tế - xã hội có tính chất thường xuyên bao gồm: Các khoản chi cho các hoạt động sự nghiệp tiêu dùng chung của xã hội như Giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá xã hội, phúc lợi và việc làm, các sự nghiệp kinh tế của Nhà nước, đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự xã hội, bộ máy quản lý Nhà nước và trợ giá thực hiện các chính sách của Chính phủ bị khống chế tối đa trong khuôn khổ khả năng thu trong nước có được.
Chi đầu tư phát triển của Ngân sách trong cơ cấu cân đối thu chi, cần được bố trí để đầu tư cho đối tượng thuộc các công trình kết cấu hạ tầng, các công trình kết cấu then chốt có tác động thay đổi cơ cấu kinh tế của cả nước và từng vùng, vốn đầu tư ban đầu cho các doanh nghiệp Nhà nước, chi trợ giá đảm bảo chính sách của Chính phủ và các khoản chi dự trữ quốc gia cần thiết.