Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và nâng cao chất lượng hoạt động của KBNN vớ

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò kiểm soát chi tiêu công của kho bạc nhà nước (qua thực tiễn ở kho bạc nhà nước tỉnh thái nguyên) (Trang 103 - 106)

7. Kết cấu của Luận văn

3.2.1. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và nâng cao chất lượng hoạt động của KBNN vớ

của KBNN với tư cách là cơ quan quản lý, điều hành ngân quỹ quốc gia và là tổng kế toán quốc gia.

Luật NSNN (sửa đổi) đã đặt KBNN trước những yêu cầu mới, đòi hỏi phải hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ cũng như hiện đại hoá công nghệ của mình.

Để làm được điều đó, trước hết cần phải quán triệt quan điểm “ở đâu có thu, chi NSNN, thì ở đó phải có mặt KBNN”. Có như vậy, KBNN mới có thể tham gia quản lý quỹ NSNN với tư cách là một công cụ trong hệ thống tài chính, chứ không chỉ đơn thuần là cơ quan “xuất nhập công ngân và giữ gìn công quỹ”. Trong giai đoạn trước mắt, khi cơ chế trên chưa thể thực hiện được ngay, thì cần có sự phân định rõ chức năng, nhiệm vụ cũng như sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong việc

tổ chức quản lý và kiểm soát chi NSNN. Cơ chế quản lý và kiểm soát chi cũng chỉ có hiệu quả khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan như KBNN, Tài chính, đơn vị dự toán,... cải tiến quy trình thanh toán, chi trả trực tiếp từ KBNN cho chủ nợ thực sự của Quốc gia; nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi,... điều này đòi hỏi việc cấp phát, thanh toán phải xác định đích thực ai là chủ nợ của quốc gia thông qua các chứng từ, văn kiện, hợp đồng. Song quan trọng hơn cả là phải tăng cường cả về số lượng và chất lượng các bộ phận thẩm định, kiểm soát, kế toán ở KBNN. KBNN phải giúp Nhà nước lựa chọn doanh nghiệp cung ứng; đồng thời, tham gia vào quá trình xác định giá cả, chất lượng hàng hoá và dịch vụ.

Việt Nam đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, có sự điều tiết của Nhà nước. Hằng năm, Nhà nước đã chi NSNN hàng chục ngàn tỷ đồng thông qua cơ quan Tài chính và KBNN để bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ năm 2000, hệ thống KBNN đã thực hiện chức năng kiểm soát chi NSNN trên 2 lĩnh vực là chi thường xuyên và chi đầu tư XDCB. Việc chi sai, chi vượt dự toán phiếu giá, lãng phí trong chi tiêu NSNN, nhất là việc thanh toán bằng tiền mặt cho các công trình được coi là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát. Vì vậy, trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB, quản lý chặt chẽ việc thanh toán bằng tiền mặt cho công trình, nhất là trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng phải được nghiên cứu nhằm hạn chế tiền mặt đưa vào lưu thông, giảm khối lượng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế là một trong những giải pháp góp phần kiềm chế lạm phát.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát chi, vị thế, nhiệm vụ, vai trò của KBNN cần phải được hoàn thiện và nâng cao. Do đó, cùng với việc sửa đổi Luật NSNN, cần sửa đổi, bổ sung Quyết định 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ để bổ sung chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. Theo đó, cần bổ sung một số định hướng như sau:

- Trong tương lai, khi thực hiện kế toán Nhà nước, KBNN cần phải có nhiệm vụ kiểm soát cam kết và kiểm soát thanh toán đối với các khoản chi tiêu của NSNN và các quỹ công khác. Do vậy, nhiệm vụ kiểm soát chi tiêu công của KBNN cần được nêu cụ thể với khung pháp lý cao, có thể ở mức nghị định.

- Giao đơn vị chuyên môn chủ trì xây dựng, phát triển quy trình quản lý, kiểm soát cam kết và kiểm soát chi; phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu hoàn thiện, lồng ghép quy trình kiểm soát với cơ chế 1 cửa và cải cách hành chính của KBNN.

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả đòn bẩy tài chính và thu nhập đối với quản lý cán bộ, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng vào làm việc tại KBNN; đào tạo nâng cao trình độ cán bộ; nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng cán bộ; nâng cao chất lượng môi trường làm việc cho cán bộ... có các chính sách luân chuyển, điều động, đào tạo cán bộ hợp lý để cso nguồn nhân lực tham gia thực hiện các quy trình kiểm soát chi điện tử nói riêng và tham gia vận hành, quản lý KBNN điện tử nói chung.

KBNN phải làm nhiệm vụ quản lý và hạch toán toàn bộ tài sản, lập báo cáo và quyết toán ngân quỹ quốc gia. Để làm tốt các nhiệm vụ này, cần phải đổi mới và tổ chức lại bộ máy kế tóan ngân sách theo hướng:

Một là, kế toán viên tại các đơn vị dự toán phải chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của KBNN; thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ thu chi NSNN một cách khách quan độc lập với người chuẩn chi. Thực hiện cơ chế này nhằm mục đích tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát của người chuẩn chi khi ra lệnh thực hiện các khoản chi tiêu đó. Điều này đòi hỏi phải xác định rõ đối tượng kế toán KBNN.

Hai là, KBNN không chỉ hạch toán số thực nhập, thực xuất quỹ NSNN mà còn phải hạch toán cả số dự thu, số dự chi, số ghi chi theo mục lục NSNN. Toàn bộ số quyết toán nhập, xuất quỹ Ngân sách nhà nước do Kho bạc Nhà nước thực hiện được so sánh, đối chiếu với số ghi thu, ghi chi NSNN. Từ đó đảm bảo cung cấp đầy đủ, kip thời những thông tin cần thiết cho công tác quản lý quỹ NSNN của Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương.

Ba là, kiểm soát chi tiêu công chặt chẽ hơn nữa. Hệ thống KBNN với vai trò là cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý và kiểm soát quỹ NSNN, mà trực tiếp là kiểm soát chi đối với những đơn vị sử dụng vốn NSNN, phải quản lý đi vào chiều sâu, cụ thể, nhất là quản lý khoản chi mua sắm, hội nghị, tiếp khách, hoạt động lễ hội, kỷ niệm, đón nhận huân chương, danh hiệu thi đua...; kiên quyết từ chối những

khoản chi vượt định mức, tiêu chuẩn quy định; hạn chế các khoản chi chưa thật cần thiết, nhằm thực hiện mục tiêu giảm 10% chi thường xuyên. Đối với khoản chi đầu tư XDCB, các dự án vốn NSNN, vốn trái phiếu Chính phủ phải kiểm soát từng chứng từ, hóa đơn, đối chiếu dự toán, giá cả, khối lượng. Qua đó, nắm tiến độ giải ngân và hiệu quả sử dụng vốn của từng công trình, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền rà soát và kiên quyết cắt giảm không bố trí vốn đầu tư những công trình chưa thật sự cấp bách hoặc hiệu quả đầu tư thấp; tập trung các nguồn vốn cho công trình trọng điểm quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng.

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò kiểm soát chi tiêu công của kho bạc nhà nước (qua thực tiễn ở kho bạc nhà nước tỉnh thái nguyên) (Trang 103 - 106)