Kiểm soát điều kiện có trong dự toán được giao

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò kiểm soát chi tiêu công của kho bạc nhà nước (qua thực tiễn ở kho bạc nhà nước tỉnh thái nguyên) (Trang 40 - 41)

7. Kết cấu của Luận văn

1.2.1.2. Kiểm soát điều kiện có trong dự toán được giao

- Điều kiện có trong dự toán được giao là điều kiện đầu tiên của Luật NSNN quy định cho các khoản chi NSNN.

Nội dung dự toán chi tiêu công của các đơn vị sử dụng ngân sách phải phản ánh đầy đủ các khoản chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành, kể cả các khoản chi từ nguồn viện trợ và các khoản vay. Đối với các đơn vị có thu được phép để lại, các đơn vị được NSNN hỗ trợ một phần kinh phí cũng phải lập dự toán đầy đủ các khoản chi của đơn vị theo nguồn tự thu và nguồn NSNN hỗ trợ. Dự toán chi phải chi tiết theo nhóm mục NSNN.

Cơ quan tài chính cùng cấp có trách nhiệm kiểm tra kết quả giao dự toán ngân sách của các đơn vị, nếu có sự sai lệch với nội dung dự toán được cấp có thẩm quyền giao thì yêu cầu điều chỉnh lại. Sau 15 ngày nhận được báo cáo kết quả giao dự toán của đơn vị, nếu cơ quan tài chính không có ý kiến thì kết quả giao dự toán của đơn vị coi như được chấp nhận.

Dự toán ngân sách sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, cơ quan tài chính thẩm tra phương án phân bổ dự toán chi tiết theo 4 nhóm mục gồm: nhóm mục thanh toán cho cá nhân; nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn; nhóm mục chi mua sắm sửa chữa và nhóm mục chi khác. Việc quản lý dự toán theo 4 nhóm mục là phù hợp với trình độ lập dự toán, quản lý dự toán và sử dụng dự toán ở nước ta hiện nay, đồng thời thể hiện tính chủ động cho các đơn vị sử dụng ngân sách được quyền điều phối các mục chi trong cùng một nhóm mục, thậm chí được chủ động điều phối nhóm mục chi khác cho các nhóm mục còn lại.

- KBNN căn cứ vào các nội dung chi của đơn vị sử dụng NSNN để đối chiếu các khoản chi trên các chứng từ so với dự toán NSNN được phê duyệt để định vị đúng mục lục NSNN nhằm hạch toán kế toán NSNN đúng quy định theo nguyên tắc quản lý dự toán không được vượt nhóm mục; không sử dụng nhóm mục này để chi cho nhóm mục kia ngoại trừ nhóm mục chi khác (được sử dụng để chi cho các nhóm mục kia trong trường hợp các nhóm mục đó không đủ dự toán để sử dụng); và toàn bộ các khoản chi trong năm của đơn vị không được vượt dự toán được giao.

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò kiểm soát chi tiêu công của kho bạc nhà nước (qua thực tiễn ở kho bạc nhà nước tỉnh thái nguyên) (Trang 40 - 41)

w