7. Kết cấu của Luận văn
3.3.3. Kiến nghị đối với Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên
- Tăng cường hơn nữa sự phối kết hợp giữa các ngành nhất là ngành tài chính, tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp sát sao của lãnh đạo địa phương trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ nhằm nâng cao vai trò kiểm soát chi của KBNN
- Bổ sung đội ngũ kế toán làm công tác kiểm soát chi. Có kế hoạch đào tạo cụ thể theo lộ trình hàng năm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức của KBNN theo Quyết định 108/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
KẾT LUẬN
Hệ thống KBNN với vai trò trọng tâm là kiểm soát chi NSNN đã góp phần quan trọng vào qúa trình đổi mới quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực tài chính công, đưa Luật NSNN vào thực tế một cách linh hoạt, nâng cao hiệu quả chi tiêu của NSNN, tránh thất thoát, lãng phí, tham ô, tham nhũng, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ và phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên các vấn đề về kiểm soát chi tiêu công rất phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có KBNN chỉ là một mắt xích của quá trình kiểm soát đó, vì vậy cần phải có các cơ quan quản lý nhà nước, các Bộ, ban ngành cũng vào cuộc để ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm soát chi tiêu công
Đề tài “ Nâng cao vai trò kiểm soát chi tiêu công của Kho bạc Nhà nước
(qua thực tiễn ở Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Nguyên) ” đã đánh giá toàn diện
công tác kiểm soát chi tiêu công của KBNN Thái Nguyên. Luận văn đã đề cập được một số nội dung về lý luận và thực tiễn sau đây:
• Khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống hóa các vấn đề lý luận về kiểm soát chi tiêu công; đặc biệt là vai trò của KBNN với nhiệm vụ kiểm soát chi tiêu công.
• Đánh giá thực trạng về công tác kiểm soát chi tiêu công của KBNN Thái Nguyên trên phương diện cơ chế quản lý. Qua đó phân tích những bất cập trong thực tiễn, đồng thời xác định nguyên nhân của những yếu kém trong công tác kiểm soát chi tiêu công.
• Đề xuất phương hướng và hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa vai trò kiểm soát chi tiêu của KBNN trong thời gian tới như sau: