Thực trạngvai trò kiểm soát chấp hành các chế độ, tiêu chuẩn, định mức và tính đầy

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò kiểm soát chi tiêu công của kho bạc nhà nước (qua thực tiễn ở kho bạc nhà nước tỉnh thái nguyên) (Trang 76 - 89)

7. Kết cấu của Luận văn

2.2.3. Thực trạngvai trò kiểm soát chấp hành các chế độ, tiêu chuẩn, định mức và tính đầy

mức và tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ chứng từ chi tiêu công qua KBNN Thái Nguyên.

Kiểm soát chi tiêu công qua KBNN là việc KBNN thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi tiêu công theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định

mức chi tiêu do Nhà nước quy định theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong qúa trình cấp phát, thanh toán và chi trả các khoản chi.

Trước khi cấp phát, thanh toán một khoản chi, KBNN thực hiện đối chiếu với các điều kiện qui định hiện hành đảm bảo: tuân thủ những qui định về tiêu chuẩn định mức chi tiêu của Nhà nước, đồng thời đảm bảo đầy đủ hồ sơ chúng từ hợp pháp hợp lệ chứng minh cho một nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc một cung ứng lao vụ đã hoàn thành. Trong từng thời kỳ, Nhà nước đưa ra hệ thống định mức, tiêu chuẩn phù hợp với các chính sách tài khóa cũng như mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Ngoài tiêu chuẩn định mức chung áp dụng cho toàn quốc, mỗi một địa phương tùy theo khả năng về ngân sách, đặc thù của mình để đưa ra định mức phù hợp trong khuôn khổ pháp lý cho phép. Đặc biệt đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo qui định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ, ngoài những định mức chung đã được qui định, Chính phủ cho phép các đơn vị thuộc đối tượng Nghị định 43 được phép xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ, trong đó qui định rõ định mức chi tiêu, được phát sinh thêm những định mức mà văn bản Nhà nước chưa qui định. Ngoài ra, trong lĩnh vực có tính đặc thù, như y tế, giáo dục, an ninh, quốc phòng, khoa học công nghệ, địa chính.., thì đều có các văn bản qui định tiêu chuẩn định mức riêng. Vì vậy, việc kiểm soát chi của KBNN phải bám vào các qui định hiện hành đó để hướng dẫn đơn vị thực hiện. Mặc dù có lúc, các qui định của văn bản không còn phù hợp với thực tiễn, nhưng KBNN vẫn phải thực hiện, không tự ý cho phép các đơn vị làm trái các qui định của Nhà nước.

Sau một thời gian thực hiện Luật NSNN (sửa đổi) và các cơ chế, chính sách liên quan công tác quản lý, kiểm soát chi tiêu công qua KBNN Thái Nguyên, kết quả đạt được như sau:

Bảng 2.2: Tổng hợp tình hình từ chối thanh toán qua kiểm soát chi tiêu công của KBNN Thái Nguyên giai đoạn năm 2006 – 2010

Đơn vị: Triệu đồng

Số

TT Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng cộng Tổng cộng 10.786 5.798 7.099 16.117 40.521 80.321 1 CHI ĐẦU TƯ

XDCB, CTMT 4.424 2.242 227 6.633 33.369 46.895 1.1 NS Trung ương 311 359 142 1.517 14.109 16.438 1.2 NS Địa phương 4.113 1.883 85 5.116 19.260 30.457 + NS Tỉnh 2.69 8 1.865 75 2.424 11.581 18.643 + NS Huyện 1.00 9 16 8 2.576 5.568 9.177 + NS Xã 40 6 2 2 116 2.111 2.637 2 CHI THƯỜNG XUYÊN 6.362 3.556 6.872 9.484 7.152 33.426 2.1 NS Trung ương 1.27 2 948 1.374 1.567 1.121 6.282 2.2 NS Địa phương 5.09 0 2.608 5.498 7.917 6.031 27.144 + NS Tỉnh 95 4 711 1.031 3.311 3.452 9.459 + NS Huyện 1.59 1 1.186 1.718 1.235 1.123 5.667 + NS Xã 2.54 5 1.897 2.749 3.371 1.456 12.018

(Nguồn báo cáo của KBNN Thái Nguyên)

Công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN Thái Nguyên những năm gần đây đã đạt được kết quả khả quan, qua đó cho thấy KBNN Thái Nguyên có vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên của NSNN, được thể hiện cụ thể là:

Bảng 2.3: Tình hình thực hiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN Thái Nguyên giai đoạn năm 2007 – 2010

Năm

Tổng số kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Thái Nguyên (Tỷ đồng) Số đơn vị chưa chấp hành đúng chế độ (Đơn vị) Số món thanh toán chưa đủ thủ tục (Món) Số tiền từ chối thanh toán (Triệu đồng) 2006 1.977 214 1.121 6.362 2007 2.381 145 319 3.556 2008 3.037 319 215 6.872 2009 3.973 198 427 9.484 2010 5.037 120 624 7.152

(Nguồn báo cáo của KBNN Thái Nguyên)

Qua bảng số liệu trên, cho thấy mỗi năm, KBNN Thái Nguyên đã từ chối thanh toán hàng trăm các khoản chi của hàng trăm đơn vị do chưa đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định với số tiền khoảng 30 tỷ đồng (năm 2006 có 214 đơn vị chưa chấp hành đúng chế độ với 1.121 món thanh toán chưa đủ thủ tục và số tiền từ chối thanh toán trên 6 tỷ đồng; năm 2010 có 120 đơn vị chưa chấp hành đúng chế độ với 624 món thanh toán chưa đủ thủ tục và số tiền từ chối thanh toán trên 7 tỷ đồng)

Nguyên nhân đơn vị sử dụng ngân sách bị từ chối thanh toán chủ yếu xuất phát từ một số lý do cơ bản: các khoản chi chưa có trong dự toán được duyệt, trong

quá trình thực hiện có phát sinh, thay đổi song đơn vị sử dụng ngân sách chưa thực hiện đề nghị điều chỉnh dự toán, chi tiêu chưa đúng định mức chế độ do Nhà nước quy định, chưa đủ thủ tục, hồ sơ để thanh toán....

Xuất phát từ góc độ cơ quan quản lý, kiểm soát chi thường xuyên, số liệu KBNN Thái Nguyên từ chối thanh toán, cấp phát chi NSNN nêu trên phản ánh kết quả của công tác kiểm soát chi của KBNN Thái Nguyên, từng bước chấn chỉnh và góp phần nâng cao kỷ luật tài khoá tại đơn vị sử dụng ngân sách qua đó nâng cao vị thế, vai trò của KBNN Thái Nguyên

Tuy nhiên, nếu đánh giá từ góc độ nền kinh tế, thì kết quả số tiền từ chối thanh toán của KBNN lại mang ý nghĩa khác. Khi đơn vị sử dụng ngân sách tiến hành ký kết hợp đồng mua sắm hàng hoá dịch vụ với các nhà cung cấp bên ngoài, do không căn cứ vào dự toán được duyệt, không tuân thủ các định mức, chi tiêu quy định..., nên khi thực hiện thanh toán tại KBNN Thái Nguyên thì bị từ chối thanh toán. Trong khi đó, đơn vị sử dụng ngân sách đã tiếp nhận và tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Nhà cung cấp lúc này trở thành "chủ nợ" bất đắc dĩ. Như vậy, các khoản bị từ chối chi này trở thành khoản nợ đọng của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Khoản nợ đọng nêu trên sẽ thúc đẩy tình trạng lách cơ chế, bắt tay nhau hoàn thành thủ tục hồ sơ để được thanh toán, hoặc chấp nhận bị treo thành nợ đọng dài hạn.

Dù với bất cứ lý do nào, các khoản nợ đọng đều gây tổn hại đến lợi ích kinh tế của nhà cung cấp. Khi bị đọng vốn, chôn vốn, chỉ được thanh toán nhỏ giọt, nhà cung cấp sẽ bị thiếu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong các chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo, thậm chí có thể dẫn tới phá sản, ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước.

Những nguyên nhân dẫn tới việc đơn vị sử dụng ngân sách bị từ chối thanh toán, có thể được xử lý cơ bản và dứt điểm, nếu thực hiện cơ chế cam kết chi trước khi hợp đồng kinh tế về mua sắm hàng hoá, dịch vụ có hiệu lực thực hiện, và nhà cung cấp được thông tin về khả năng chi trả của đối tác là đơn vị sử dụng ngân sách.

Trong giai đoạn 2007 - 2010, KBNN Thái Nguyên đã từ chối thanh toán hàng nghìn khoản chi do áp sai định mức, đơn giá, không có khối lượng thực hiện với giá trị hàng nghìn tỷ đồng, cụ thể:

Bảng 2.4: Tình hình từ chối thanh toán vốn đầu tư NSNN qua KBNN Thái Nguyên giai đoạn 2007 – 2010

STT Năm Số lượng dự án (dự án) Kế hoạch vốn đầu (tỷ đồng) Từ chối thanh toán (triệu đồng) 1 2006 883 665 4.424 2 2007 939 983 2.242 3 2008 216 1.403 2.270 4 2009 354 1.710 6.633 5 2010 250 2.858 33.369

(Nguồn báo cáo của KBNN Thái Nguyên)

Có nhiều nguyên nhân, chủ yếu là: do hệ thống chính sách, cơ chế về đầu tư XDCB từ nguồn NSNN còn rất phức tạp, đan xen, chồng chéo; chính sách đền bù chưa được đồng bộ và hợp lý; hệ thống định mức, tiêu chuẩn, đơn giá phục vụ thanh toán vốn đầu tư từ NSNN còn chưa được ban hành đầy đủ và đồng bộ... Bên cạnh đó, còn nổi bật lên một số nguyên nhân sau:

Các khoản bị KBNN Thái Nguyên từ chối thanh toán chi NSNN xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là do sai, sót trong quá trình lập dự toán, không đúng định mức đơn giá XDCB, không có trong kế hoạch vốn hàng năm, không có khối lượng hoàn thành. Bên cạnh đó, việc bố trí vốn dàn trải, nhỏ giọt, mang tính dàn đều, bình quân chủ nghĩa, bố trí vốn không đúng quy định và thẩm quyền; xây dựng kế hoạch vốn hàng năm không phù hợp với điểm dừng kỹ thuật của các dự án đầu tư XDCB... cũng là những lý do dẫn tới giá trị nợ đọng thanh toán vốn đầu tư XDCB tăng lên rất cao trong giai đoạn vừa qua.

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/2011/NQ-CP (Nghị quyết 11) với nhiệm vụ trọng tâm là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, KBNN Thái Nguyên đã xác định nhiệm vụ kiểm soát chi của mình có ý nghĩa then chốt trong thực hiện thắng lợi Nghị quyết 11. Là người “gác cửa” nguồn chi tiêu công, nhiệm vụ đầu tiên của KBNN Thái Nguyên là quán triệt tuyệt đối tinh thần chỉ đạo của Công văn số 2665/BTC-NSNN ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính về việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Đặc biệt chú ý việc dừng thanh toán đối với việc trang bị mới xe ô tô, mua sắm tài sản có giá trị lớn như điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng. Đối với những trường hợp phát sinh vướng mắc trong quá trình kiểm soát thanh toán các khoản mua sắm đã ký hợp đồng trước thời điểm Chính phủ ban hành Nghị quyết 11, có báo cáo cụ thể để có hướng dẫn xử lý đối với từng trường hợp cụ thể. Đồng thời KBNN Thái Nguyên thể hiện cao nhất vai trò giám sát của mình. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của năm 2011 KBNN Thái Nguyên đã thực hiện kiểm soát, quản lý đi vào chiều sâu, kiểm soát theo dự toán, chế độ chi tiêu, đặc biệt các khoản chi mua sắm, chi hội nghị, chi tiếp khách, chi cho các hoạt động lễ hội, lễ kỷ niệm, đón nhận huân chương, danh hiệu thi đua...; kiên quyết từ chối những khoản chi vượt định mức, tiêu chuẩn quy định; hạn chế các khoản chi chưa thật sự cần thiết, nhằm thực hiện mục tiêu giảm 10% chi thường xuyên. Đối với các khoản chi đầu tư XDCB, các dự án vốn NSNN, vốn trái phiếu Chính phủ, KBNN Thái Nguyên đã thực hiện kiểm soát từng chứng từ, hoá đơn, phiếu giá công trình; đối chiếu dự toán, giá cả, khối lượng. Qua đó nắm tiến độ giải ngân và hiệu quả sử dụng vốn của từng công trình, kiến nghị với các bộ, ngành chủ quản rà soát và kiên quyết cắt giảm, không bố trí vốn đầu tư các công trình chưa thật sự cấp bách hoặc hiệu quả đầu tư thấp, tập trung nguồn vốn cho các công trình trọng điểm quốc gia, công trình hoàn thành vào năm 2011, 2012; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng.

2.3. Đánh giá thực trạng vai trò kiểm soát chi tiêu công của KBNN Thái Nguyên.Nguyên. Nguyên.

2.3.1. Những thành tựu đã đạt được kiểm soát chi tiêu công của KBNN Thái Nguyên.Thái Nguyên. Thái Nguyên.

- Một là, việc xây dựng khung pháp lý trong kiểm soát chi tiêu công. Luật NSNN năm 1996 và các lần sửa đổi vào năm 1998 và 2002 đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý tương tối hoàn chỉnh về lập, chấp hành và quyết toán NSNN, đã góp phần thực hiện quản lý chi tiêu công ngày càng tốt hơn.

Có thể khẳng định rằng, KBNN có một vai trò hết sức quan trọng đối với công tác kiểm soát chi tiêu công. Điều 56 Luật Ngân sách Nhà nước đã quy định: “căn cứ vào dự toán NSNN đươc giao và yêu cầu, nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi KBNN. KBNN kiểm tra tính hợp pháp của tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định”; đồng thời tại điểm 1, điều 55 Nghị định 60/2003/NĐ/CP cũng quy định: “các đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính và KBNN trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí ngân sách cấp”.

KBNN là “trạm canh gác kiểm soát cuối cùng” khi đồng vốn của Nhà nước ra khỏi quỹ Ngân sách Nhà nước. Đồng thời, KBNN thực hiện kiểm tra và hạch toán các khoản chi theo đúng chương, loại, khoản, mục, tiểu mục của mục lục NSNN và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ cho công tác chỉ đạo và điều hành của cơ quan tài chính trong việc bố trí, sắp xếp các nhu cầu chi tiêu, đảm bảo thu, chi NSNN luôn được cân đối, việc điều hành quỹ NSNN được thuận lợi. KBNN trả tiền cho đơn vị thụ hưởng khi nhận được lệnh chi tiền của cơ quan tài chính hay đơn vị thụ hưởng kinh phí do ngân sách cấp, tuy nhiên Kho bạc Nhà nước không thực hiện theo các lệnh chi tiền một cách thụ động, đơn thuần mà hoạt động tương đối độc lập và có sự tác động trở lại các cơ quan, đơn vị đó. KBNN có quyền từ chối cấp phát, thanh toán đối với các khoản chi không có trong dự toán, kế hoạch, không đúng mục đích, không có hiệu quả hoặc không đúng chế độ của Nhà

nước, qua đó đảm bảo cho quá trình quản lý, sử dụng ngân quỹ quốc gia được chặt chẽ, đặc biệt là việc sử dụng các nguồn vốn chi thường xuyên có tính chất đầu tư như mua sắm, sửa chữa, xây dựng….đồng thời với cơ chế thanh toán chuyển khoản cho đối tượng thụ hưởng trực tiếp KBNN góp phần kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, đảm bảo sự ổn định lưu thông tiền tệ. Thông qua quá trình cấp phát, thanh toán các khoản chi của NSNN, KBNN còn tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá, kiến nghị, rút kinh nghiệm, từ đó cùng các cơ quan hữu quan nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế thanh toán, chi trả và kiểm soát NSNN qua hệ thống kho bạc.

KBNN xác định rõ việc kiểm soát chi tiêu công cho thật phù hợp. Đây là vấn đề có ý nghĩa liên quan đến quản lý chi tiêu công nhằm: khắc phục tính chồng chéo trong kiểm soát chi; cải cách thủ tục hành chính; giảm áp lực trong điều hành… gắn thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi tiêu công với thực hiện phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có hiệu quả.

- Hai là, quá trình thực hiện kiểm soát chi tiêu công đã góp phần nâng cao quản lý tài chính công, các ngành và các đơn vị sử dụng NSNN đã chú ý đến chất lượng lập dự toán, coi dự toán là cơ sở ban đầu để điều hành chi tiêu tại địa phương, ngành và đơn vị, cụ thể:

+ Công tác lập, duyệt và phân bổ dự toán đã dần đi vào ổn định: dự toán NSNN là bản dự trù các khoản thu, chi ngân sách theo các chỉ tiêu xác định trong 1 năm, được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và là căn cứ để thực hiện thu, chi ngân sách. Từ khi luật NSNN được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 16/12/2002 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004 tình hình lập, thẩm định và quyết định dự toán ngân sách đã được cải thiện, chất lượng dự toán ngân sách ngày càng được nâng cao. Dự toán NSNN đã dần dần trở thành cơ sở vững chắc cho việc quản lý điều hành,chi ngân sách thu, chi ngân sách và là công cụ để điều hành các chính sách vĩ mô của Nhà nước. Chất lượng dự toán Nhà

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò kiểm soát chi tiêu công của kho bạc nhà nước (qua thực tiễn ở kho bạc nhà nước tỉnh thái nguyên) (Trang 76 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w