7. Kết cấu của Luận văn
3.2.5. Hoàn thiện chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN
Xây dựng khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ nhằm tạo môi trường và hành lang cho hoạt động cải cách tài chính công, trong đó có hoạt động KBNN theo nguyên tắc khuôn khổ pháp lý phải đi trước một bước để đảm bảo có đủ thời gian vật chất và các điều kiện khác cho việc triển khai thực hiện, đặc biệt là những cải cách mang tính đột phá như sửa đổi Luật NSNN, xây dựng và ban hành Nghị định (hướng tới là Luật) về quản lý ngân quỹ; xây dựng khuôn khổ pháp lý để hình thành Tổng kế toán nhà nước.
Hệ thống chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi NSNN là một trong những căn cứ
quan trọng để xây dựng, phân bổ và kiểm soát chi NSNN. Đồng thời, cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành quỹ NSNN của chính quyền địa phương. Theo quy trình kiểm soát chi, các nhân viên nhà nước có thẩm quyền phải so sánh, đối chiếu hồ sơ, chứng từ chi với các thủ tục, định mức và tiêu chuẩn của Nhà nước. Tuy nhiên, cho đến nay các tiêu chuẩn, định mức chi NSNN còn nhiều bất cập. Do đó, trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh việc xây dựng, cập nhật, hoàn thiện các định mức và tiêu chuẩn chi tiêu từ NSNN.
Đây là công việc khá khó khăn và phức tạp. Bởi lẽ, quy mô hoạt động và tính chất công việc của các đơn vị dự toán rất đa dạng, đồng thời chúng lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như lạm phát, tăng trưởng kinh tế,... song về phương diện ngân sách, thì mỗi cá nhân đều có quyền quyết định chi trong phạm vi số tiền mà họ có được. Tương tự như vậy, NSNN cũng phải được chi theo những nguyên tắc, tiêu chuẩn và định mức của Nhà nước. Tất nhiên, trong thực tiễn không có nguyên tắc nào lại phù hợp trong mọi trường hợp. Hơn nữa, qua khảo sát thực tế những năm qua cho thấy, công quỹ thường bị sử dụng lãng phí trong các trường hợp như: xây dựng và sửa chữa trụ sở, nhà cửa; mua sắm các phương tiện và trang thiết bị; các chi phí về điện thoại, liên hoan, hội họp, tiếp khách,...
Do vậy, trước mắt cần quy định thống nhất các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi trong những lĩnh vực cụ thể (chi đầu tư, chi thường xuyên). Về lâu dài, để đối phó với tình trạng các nội dung, định mức chi tiêu của NSNN luôn bị lạc hậu và thấp hơn nhu cầu chi thực tế của nền kinh tế (ví dụ chi công tác phí, thuê phòng nghỉ, định mức nguyên vật liệu cho xây dựng....), cần nghiên cứu định mức chi theo tỷ lệ (%) căn cứ trên một gốc so sánh tương đối cố định, ví dụ: định mức chi thường xuyên trên cơ sở khoán tổng mức chi tiêu và số biên chế được duyệt đối với chi thường xuyên...đối với những khoản chi chưa ban hành được tiêu chuẩn định mức chi tiêu, áp dụng phương pháp quản lý theo đầu ra của công việc.
Ngoài ra, cần xây dựng định hướng công khai hoá thông tin về các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu từ NSNN. Theo đó, cần có sự phân công phân nhiệm rõ ràng, các bộ, ngành chuyên môn chủ trì công khai, cung cấp danh mục các định mức, chỉ tiêu kỹ thuật; bộ Tài chính chủ trì công khai, cung cấp định mức chi cho các định mức chỉ tiêu kỹ thuật tương ứng. Nguồn thông tin này có thể truy vấn trực tuyến và sử dụng phục vụ cho các nghiệp vụ lập ngân sách, phân bổ, thực hiện kiểm soát chi cũng như kiểm toán, thanh tra trong các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư các dự án có nguồn từ NSNN.
Việc phân bổ ngân sách, định mức chi cũng như thực hiện kế hoạch chi NSNN được quy định phải công khai, song vấn đề này chỉ thực hiện ở đơn vị thụ
hưởng NSNN. Chính vì vậy việc phân bổ quản lý chi NSNN còn thiếu mặt kiểm tra, kiểm soát và cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “xin, cho” làm cho việc chấp hành kỷ luậtn sách không nghiêm và sử dụng ngân sách kém hiệu quả.
Do vậy cùng với việc hoàn thiện hệ thống các luật về thu NSNN (hoàn thiện việc cải tiến Thuế bước hai và xây dựng pháp luật về các loại thu quỹ, phí, lệ phí). Cần nghiên cứu hoàn thiện các luật về chi NSNN, cần cụ thể hoá các nội dung chi hiện đã được quy định rất chung trong luật NSNN thành các luật chuyên về từng nội dung chi, thậm chí về những khoản chi quan trọng. Như vậy việc xây dựng pháp luật liên quan đến chi tiêu NSNN có tính chất cấp bách trong công tác xây dựng, hoàn chỉnh pháp luật về tài chính nói chung.
Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản luôn được coi là lĩnh vực khá phức tạp, có nhiều yếu tố tác động, cơ chế chính sách lại chưa ổn định, trình độ tổ chức năng lực cán bộ của ban quản lý dự án còn hạn chế và chưa đồng đều. Mặt khác, sản phẩm XDCB là sản phẩm đơn chiếc, quy mô lớn, thời gian tạo sản phẩm dài, nhiều cơ quan, nhiều người tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm này, công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nếu không được kiểm soát chặt chẽ dễ gây lãng phí, thất thoát tiền vốn của Nhà nước…kiểm soát thanh toán vốn đầu tư nhằm đẩy nhanh tiến độ vốn giải ngân nhưng vẫn đảm bảo các khoản chi tiêu đúng đối tượng, đúng nội dung của dự án đã được phê duyệt, theo đúng định mức, đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành. Chính vì vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách, chế độ về quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN phù hợp với luật xây dựng và trên nguyên tắc, xác định rõ phạm vi, đối tượng, nội dung kiểm tra và chu trình luân chuyển chứng từ một cách nhanh gọn, tránh qua nhiều khâu trung gian không cần thiết. Kết hợp kiểm tra hồ sơ thanh toán với khảo sát, nắm tình hình thực tế tại hiện trường. Điều hành một cách linh hoạt và nhanh chóng vốn đầu tư trong toàn hệ thống được thông suốt.