Kinh nghiệm của Pháp

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò kiểm soát chi tiêu công của kho bạc nhà nước (qua thực tiễn ở kho bạc nhà nước tỉnh thái nguyên) (Trang 51 - 54)

7. Kết cấu của Luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm của Pháp

Kho bạc chịu trách nhiệm về toàn bộ các khoản chi tiêu ngân sách ở cả chính quyền trung ương và địa phương. Ngân hàng Pháp quốc giữ tài khoản vãng lai của Kho bạc, mọi hoạt động chi tiêu trong cả nước đều thực hiện trong tài khoản này và hạch toán tập chung tại Trung ương, cụ thể là:

Một là, quá trình lập ngân sách hàng năm:

Trong khoảng thời gian từ tháng giêng đến tháng 3 năm trước năm ngân sách có hiệu lực là quá trình làm sáng tỏ các nhu cầu quản lý hành chính cũng như các tham vọng của bộ trưởng các bộ chi tiêu. Sau đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ các giải pháp cơ bản về thu - chi và mức thâm hụt ngân sách.

Vào đầu tháng 7, Bộ trưởng Ngân sách sẽ mời từng Bộ trưởng có liên quan đến để giải quyết các vấn đề mà cấp dưới chưa thoả thuận được với nhau. Sau giai đoạn này, chỉ những điểm bất đồng mang tính chiến lược thì mới được trình lên Thủ tướng để xử lý.

Trong hai tháng 8 và tháng 9, thông qua hội thảo ngân sách giai đoạn 2, dự thảo luật tài chính (dự toán NSNN) sẽ được hiệu đính lần cuối cùng và được Hội đồng Bộ trưởng thông qua vào cuối tháng 9 để trình Nghị viện.

Dự toán chi ngân sách sau khi đã được Nghị viện phê chuẩn được coi như một đạo Luật về ngân sách mà chính phủ và các thành viên chính phủ phải có trách nhiệm chấp hành. Mọi việc sửa đổi dự toán đều phải trải qua một quá trình theo các trình tự quy định của luật điều chỉnh. Dự toán chi tiêu được Nghị viện thông qua là một dự toán chi tiết đến từng mục chi theo từng bộ chi tiêu. Do vậy không còn việc Chính phủ phân bổ dự toán cho các bộ và các địa phương như ở Việt Nam. Chỉ còn việc uỷ quyền kinh phí của bộ trưởng bộ chi tiêu (chuẩn chi viên cấp 1) cho các tỉnh trưởng, vùng trưởng (chuẩn chi viên cấp 2). Công việc này cũng diễn ra ngay trong đầu năm.

Hai là, chấp hành Luật Tài chính thường niên

- Nguyên tắc quản lý chi: toàn bộ quá trình chấp hành chi ngân sách phải tôn trọng hai nguyên tắc lớn: Sự tách biệt giữa chức năng chuẩn chi và chức năng kế toán; trách nhiệm cá nhân và vật chất của các kế toán viên công cộng. Các nguyên tắc này phải được tuân thủ và thực hiện trong suốt quá trình chấp hành chi NSNN.

- Các đối tượng chính tham gia quá trình chấp hành chi ngân sách tại Pháp bao gồm: chuẩn chi viên; kế toán viên; kiểm soát viên tài chính; thanh tra tài chính; thẩm kế viện; tòa kỷ luật ngân sách và tài chính. Các đối tượng tham gia được quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn trong việc kiểm soát các khoản chi tiêu của ngân sách. Đặc biệt tại Pháp, kế toán viên được đặt dưới quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính, là những người duy nhất đủ tư cách điều khiển vốn công cộng và thông qua đó thực hiện việc kiểm soát tính hợp pháp. Do thực hiện chức năng bất tương hợp với chuẩn chi viên, kế toán viên có đặc trưng là phải gánh chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm vật chất về các nghiệp vụ thu - chi mà họ đã kiểm soát và thực hiện. Trách nhiệm cá nhân và vật chất của kế toán viên được quy định bởi luật.

- Quy trình thực hiện một khoản chi ngân sách: để thực hiện một khoản chi ngân sách phải trải qua 4 giai đoạn, cụ thể như sau:

+ Giai đoạn cam kết chi: đây là giai đoạn quan trọng mà Nhà nước cam kết

thanh toán, chi trả cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ, nó bao gồm 2 bước : Bước cam kết về pháp lý (giao thầu hoặc chỉ định người cung cấp hàng hoá và định vụ theo luật thầu công) và bước cam kết về kế toán (đảm bảo Nhà nước luôn đủ khả năng thanh toán cho các hoá đơn. Kiểm soát viên tài chính sẽ kiểm soát quá trình cam kết này

+ Giai đoạn kiểm tra nghiệp vụ giao dịch đã thực sự hoàn thành chưa và tính toán số tiền phải trả: đây là giai đoạn quyết định việc thanh toán chi trả của Nhà nước, vì ở Pháp có một nguyên tắc là Nhà nước chỉ thanh toán khi giao dịch đã được hoàn thành.

+ Giai đoạn ra lệnh chi: giai đoạn này chuẩn chi viên ra lệnh chi cho kế toán (Kho bạc) thực hiện việc thanh toán chi trả.

+ Giai đoạn thanh toán, chi trả của kế toán: giai đoạn này kế toán sẽ thực

hiện việc xuất quỹ theo lệnh của chuẩn chi viên sau khi đã thực hiện kiểm tra sau thẩm quyền của người chuẩn chi; phân bổ mục lục ngân sách; có đủ kinh phí để thanh toán không; kiểm tra tính hợp thức của từng khoản chi

Đối với nghiệp vụ thanh toán các gói thầu công, thì ngoài các kiểm tra nêu trên, kế toán còn phải tiến hành kiểm tra một số nội dung như kiểm tra về giá cả thanh toán, thanh toán một lần hay thanh toán nhiều lần, thanh toán theo giá cố định hay giá biến động (nếu thanh toán theo giá biến động thì chuẩn chi viên có áp hệ số giá phù hợp không); kiểm tra việc xác nhận khối lượng công việc hoàn thành so với hợp đồng đã ký kết; kiểm tra đảm bảo việc thanh toán là cho đúng chủ nợ thực sự của Nhà nước theo quy định của luật pháp.

Đối với những hợp đồng phải thanh toán nhiều lần, ngoài kiểm tra các điều kiện trên kế toán còn phải tính toán số tiền phải trả cho từng lần thanh toán. Lần thanh toán đầu tiên, chuẩn chi gửi toàn bộ hồ sơ (bản photocopy có xác nhận của người chuẩn chi) cho kế toán viên. Những lần thanh toán sau, chuẩn chi viên phải gửi đến kế toán hồ sơ về khối lượng hoàn thành, các lần thanh toán trước đó, chỉ số biến động giá,...

Ba là, kiểm tra và quyết toán chi ngân sách

Toàn bộ quá trình chấp hành chi NSNN tại Cộng hoà Pháp được kiểm tra kiểm soát theo một cơ chế chặt chẽ và theo một quy trình khép kín từ trước khi chi, trong khi chấp hành chi và sau khi đã chi. Cụ thể là :

- Kiểm tra trước khi chi NSNN được thực hiện bởi các kiểm soát viên tài chính ở trung ương và ở địa phương nhằm mục đích đảm bảo việc tôn trọng các quyết định về ngân sách của Nghị viện và tránh việc sử dụng kinh phí, tài sản công sai mục đích.

- Kiểm tra trong khi chi được thực hiện bởi công tác kiểm tra của kế toán công (KBNN) đối với việc chấp hành các nguyên tắc về kế toán công, tính hợp pháp của các hồ sơ và tính chính xác của các phép tính. Ngoài ra, Tổng thanh tra tài chính còn thực hiện kiểm tra, thanh tra thường xuyên và đột xuất theo chức năng, nhiệm vụ của mình là kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ Tài chính đóng tại địa phương, các chuẩn chi viên cấp 2 và các tổ chức sử dụng quỹ ngân sách.

- Kiểm tra sau được thực hiện bởi toà thẩm kế và toà kỷ luật ngân sách và tài chính. Nhiệm vụ quan trọng nhất của toà thẩm kế là soạn thảo và gửi đến hai Viện báo cáo chi tiết tình hình chấp hành Luật tài chính để cung cấp tư liệu cho hai viện căn cứ phê chuẩn Luật quyết toán ngân sách năm đó.

Quyết toán ngân sách sau khi được Nghị viện phê chuẩn cũng được coi là một đạo luật và được gọi là Luật quyết toán. Luật quyết toán chính thức xác định số thu, số chi NSNN cũng như số bội chi hoặc bội thu của năm ngân sách đó. Chính phủ có trách nhiệm trình Nghị viện dự án Luật quyết toán muộn nhất vào 31/12 năm sau. Như vậy, kể từ khi xây dựng Luật Tài chính ban đầu tới khi trình dự án Luật quyết toán là một quá trình liên tục diễn ra trong suốt 2 năm.

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò kiểm soát chi tiêu công của kho bạc nhà nước (qua thực tiễn ở kho bạc nhà nước tỉnh thái nguyên) (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w