Khái niệm Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò kiểm soát chi tiêu công của kho bạc nhà nước (qua thực tiễn ở kho bạc nhà nước tỉnh thái nguyên) (Trang 28 - 30)

7. Kết cấu của Luận văn

1.1.1.1. Khái niệm Kho bạc Nhà nước

Cùng với sự ra đời của nước Việt nam dân chủ cộng hoà (năm 1945), Nha ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính đã được thành lập theo sắc lệnh số 45/TTg của Thủ tướng Chính phủ, với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là in tiền, phát hành tiền của Chính phủ, quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước, quản lý một số tài sản quý của Nhà nước bằng hiện vật như vàng, bạc, kim khí quý, đá quý...

Từ năm 1951, nhiệm vụ của Nha Ngân khố được chuyển giao sang hệ thống Ngân hàng cùng với việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (sau đổi tên là Ngân hàng Nhà nước). Trong giai đoạn này, trên nền tảng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Ngân hàng Nhà nước vừa thực hiện chức năng: Quản lý Nhà nước và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, thực hiện 3 vai trò, vừa là trung tâm tiền tệ - tín dụng - thanh toán trong nền kinh tế quốc dân; vừa thực hiện nhiệm vụ của Nha Nhân khố bao gồm các công việc như chấp hành quĩ Ngân sách Nhà nước, tập trung các nguồn thu của Ngân sách nhà nước, tổ chức cấp phát chi trả các khoản chi Ngân sách Nhà nước theo lệnh của cơ quan Tài chính; làm nhiệm vụ kế toán thu, chi quỹ Ngân sách Nhà nước, in tiền, phát hành tiền, quản lý dự trữ Nhà nước về vàng bạc kim khí đá quý.

Những năm cuối của thập kỷ 90, công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đất nước diễn ra một cách sâu sắc và toàn diện. Để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới, cơ chế quản lý tài chính tiền tệ đã có sự thay đổi, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Tài chính và Ngân hàng. Hệ thống Ngân

hàng được tổ chức lại thành hệ thống Ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng, các Ngân hàng thương mại thực hiện kinh doanh tiền tệ - tín dụng. Nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính Nhà nước được chuyển giao từ Ngân hàng Nhà nước cho Bộ Tài chính để hệ thống Tài chính thực hiện chức năng quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước tài chính quốc gia. Quan điểm thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính để quản lý quỹ NSNN và tài sản quốc gia đã được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định tại Nghị định số 155/HĐBT ngày 15/10/1988 về chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính. Thực hiện nghị định của Hội đồng Bộ trưởng, từ năm 1988 - 1989, Bộ Tài chính đã có đề án thành lập hệ thống KBNN và tiến hành thử nghiệm tại hai tỉnh Kiên Giang (từ tháng 10/1988) và An Giang (từ tháng 7/9189); kết quả cho thấy: việc quản lý quỹ NSNN tại địa bàn hai tỉnh trên thực hiện tốt, tập trung nhanh các nguồn thu, đáp ứng đầy đủ kịp thời các nhu cầu chi NSNN, trợ giúp đắc lực cho cơ quan Tài chính và chính quyền địa phương trong việc quản lý và điều hành NSNN, mặt khác đã tạo điều kiện cho các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn sắp xếp tổ chức lại hoạt động theo hướng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng có hiệu quả.

Hệ thống KBNN được thành lập và chính thức và đi vào hoạt động từ 1/4/1990 theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 4/1/1990 của chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Trong quá trính hoạt động và phát triển, hệ thống KBNN đã không ngừng lớn mạnh và ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò trong nền kinh tế, trong hệ thống Tài chính Quốc gia.

Để tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của hệ thống KBNN trong nền kinh tế, đồng thời tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho KBNN hoạt động, ngày 05/4/1995, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 25/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước.

Trong tiến trình cải cách hành chính Nhà nước, ngày 13/11/2003 Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 235/2003/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính.

Trải qua 21 năm hoạt động và phát triển, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống KBNN ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Ngày 21/8/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển hệ thống KBNN đến năm 2020, điều đó đã khẳng định vị thế của hệ thống KBNN trong nền tài chính Quốc gia. Tiếp đó, ngày 26/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 108/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. Trong đó quy định chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau: “KBNN là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính Nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao theo quy định của pháp luật; Thực hiện huy động vốn cho NSNN, cho đầu tư phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp luật; Tổng kế toán Nhà nước và chức năng quản lý ngân quỹ KBNN

1.1.1.2. Vai trò của KBNN trong việc kiểm soát chi tiêu công.

Kho Bạc Nhà Nước (KBNN) là cơ quan tài chính thực hiện việc quản lý ngân quỹ nhà nước. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước (NSNN) không chỉ đóng vai trò là nguồn vốn tài chính đảm bảo các nhu cầu chi tiêu cho bộ máy nhà nước, an ninh quốc phòng và các mục đích khác để củng cố chính quyền nhà nước, mà còn có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội. Do đó, KBNN ngày nay được hiểu là một hệ thống tổ chức có nhiệm vụ chấp hành, đôn đốc việc chấp hành các hoạt động tài chính của nhà nước, giúp chính quyền quản lý quỹ tiền tệ, tài sản của nhà nước; chịu trách nhiệm giải quyết các khoản chi tiêu công, tập trung các khoản thu thuế và thu khác về quỹ NSNN; huy động vốn dưới hình thức phát hành công trái, trái phiếu chính phủ nhằm bù đắp các khoản bội chi NSNN và cho đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò kiểm soát chi tiêu công của kho bạc nhà nước (qua thực tiễn ở kho bạc nhà nước tỉnh thái nguyên) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w